Tuesday, May 27, 2014

Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú”

Nhân viên trông xe, thợ cắt cỏ, lượm và bán quả óc chó, thậm chí là nhân viên rửa bát thuê … Đó là những công việc mà các tỷ phú hàng đầu thế giới đã từng làm trước khi họ thực sự trở thành các “tỷ phú” ngày hôm nay.
Michael Dell – Nhân viên rửa bát thuê
Sinh năm 1965 tại Houston, Texas, Michael Dell trở thành tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ vào năm 1999. Ông là nhà đồng sáng lập và CEO của một trong những công ty sản xuất máy tính cá nhân phổ biến nhất thế giới – Dell Computer. Mặc dù được sinh ra trong 1 gia đình Do Thái cao cấp nhưng ít ai biết rằng, Micheal Dell khời nghiệp với nghề … rửa bát thuê cho một nhà hàng Trung Quốc khi mới 12 tuổi.
Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú” - 1
Michael Dell – từ rửa bát thuê thành tỷ phú
Một thời gian sau ông chuyển sang 1 nhà hàng khác và được giao nhiệm vụ chở nước. Ông được bổ nhiệm vị trí trợ lý cho chủ nhà hàng này trước khi ông ấy rời đến một nhà hàng của Mexico. Sau đó, ông bắt đầu bán báo dài hạn cho tạp chí Post ở Houston qua điện thoại. Đây cũng là cơ sở để Michael Dell bắt đầu xây dựng sự nghiệp kinh doanh của mình.
Để tăng số báo bán, Michael lập danh sách những người mua báo dài hạn vừa lập gia đình cho vào máy tính lưu trữ. Sau đó, Michael gửi "quà cưới" đến nhà các đôi uyên ương đó bằng cách tặng báo nhiều tuần liên tiếp.
Kết quả là, hầu hết các khách hàng đều vui vẻ đặt mua báo dài hạn và Michael bỏ túi khoảng 18.000 USD cho thương vụ này. Đồng thời, ông cũng mua máy tính cũ, sửa chữa bán lại và dần dần mở một công ty cho riêng mình để bây giờ, nó trở thành một thương hiệu “không thể thay thế” trong thế giới máy tính – Dell.
Bill Gates – Lập trình viên
Bill Gates, ông chủ của Microsoft, từng là sinh viên bỏ học trường đại học danh tiếng Havard để có thể dành hết thời gian cho công nghệ. Công việc đầu tiên của ông là lập trình viên máy tính cho TRW khi còn là học sinh năm cuối phổ thông. Ngoài ra, vị tỷ phú này cũng đã  bắt đầu quỹ từ thiện để giúp đỡ những người nghèo thoát khỏi cảnh đói nghèo và dịch bệnh ở các nước đang phát triển cùng với vợ của mình là Melinda Gates. Ông cũng liên tục là người giàu nhất hành tinh trong 10 năm liền trước khi bị soán ngôi bởi Warren Buffett.
Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú” - 2
Tỷ phú giàu nhất thế giới – Bill Gates
Steve Jobs – Nhân viên thời vụ ở HP
Nhắc đến Steve Jobs, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thiên tài không bằng cấp, người đã thành công trên 3 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau: máy tính, âm nhạc và phim hoạt hình. Ông là chủ tịch hội đồng quản trị của hãng máy tính Apple, một trong những công ty máy tính lớn nhất toàn cầu, cha đẻ của một loạt các sản phẩm điện tử thời thượng.
Thuở hàn vi, Jobs đã có 1 công việc thời vụ vào mùa hè đầu tiên tại hãng sản xuất máy tính tiên phong Hewlett-Packard (HP) ở thung lũng Silicon khi đang học trung học. Đó chính là nơi ông có cơ hội gặp gỡ với nhà đồng sáng lập Apple - Steve Wozniak. Không những thế, Jobs còn bắt đầu kinh doanh bằng việc cho mọi người thuê điện thoại để gọi đường dài. Ông đã sớm thực hiện cuộc cách mạng hóa thế giới bằng các sản phẩm iPhone, iPad của mình và nổi tiếng trên toàn thế giới với doanh thu khổng lồ. Hơn nữa, Jobs cũng đã bán công ty đồ họa kỹ thuật số của mình cho Walt Disney và kiếm thu được lợi nhuận lớn từ thương vụ này.
Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú” - 3
Steve Jobs – từ nhân viên thời vụ đến cha đẻ của các sản phẩm thời thượng
George Lucas – Trợ giảng
Nhắc đến George Lucas là nhắc đến loạt phim Star Wars nổi danh và được biết đến ở Việt Nam với tựa đề Chiến tranh giữa các vì sao. Không chỉ vậy, George Lucas còn chính là nhân vật thứ 2 cùng đạo diễn Steven Spielberg làm nên thành công cho loạt phim Indian Jones nhờ công nghệ kỹ xảo của mình. Công việc đầu tiên của “ông hoàng kỹ xảo điện ảnh” là trợ giảng ở trường, nơi ông đã hỗ trợ các sinh viên hải quân đang nghiên cứu làm phim cho phim tài liệu. Lucas bắt đầu sự nghiệp điện ảnh của mình cùng với Francis Coppola và sớm ghi tên vào danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới trong ngành công nghiệp Hollywood nhờ những thước phim áp dụng các tính năng tuyệt vời làm thay đổi cả nền công nghiệp điện ảnh.
Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú” - 4
“Ông hoàng kỹ xảo điện ảnh” George Lucas
Warren Buffet – Nhân viên giao báo
Warren Buffett là nhà đầu tư thành công nhất, là giám đốc điều hành và là chủ tịch của Berkshire Hathway – công ty được đánh giá đứng thứ 9 trong danh sách các công ty phổ biến trên toàn thế giới. Công việc đầu tiên của “huyền thoại chứng khoán” Warren Buffett chính là giao báo cho người dân địa phương trên chiếc xe đạp của mình khi mới 13 tuổi. Sau đó ông bắt đầu kinh doanh bằng cách mờ cửa hàng chơi bóng nảy (pinball) trong những năm trung học. Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, ông đã thu lời khoảng 10.000 USD từ những dự án của mình, và nhiều năm liên tiếp ghi tên trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới.
Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú” - 5
Warren Buffett - Huyền thoại đến từ Omaha
Charles Schwab – Lượm và bán quả óc chó
Charles Schwab là nhà sáng lập đồng thời là chủ tịch của Charles Schwab Corporation, một công ty môi giới mà ông thành lập vào năm 1971. Với tổng tài sản là 5,1 tỷ USD tính đến thời điểm hiện tại, ít ai biết rằng công việc đầu tiên của Charles "Chuck" Schwab là thu lượm và bán quả óc chó. Ông tìm loại quả này trong rừng rồi bán với giá 5 USD/bao 100 pound. Sau đó, ông bắt đầu bán trứng bằng việc chăn nuôi gà khi ông 13 tuổi. Năm 14 tuổi, ông trở thành một caddly tại một sân golf.
Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú” - 6
Charles Schwab
Opral Winfrey – Thu ngân
Là một trong những phụ nữ giàu nhất thế giới hiện đại, Opral Winfrey – “nữ hoàng truyền thông” của nước Mỹ bắt đầu công việc của mình với vị trí nhân viên thu ngân tại 1 cửa hàng tạp hóa bên cạnh của hiệu cắt tóc của cha cô. Năm 16 tuổi cô chuyển sự sang nghiệp truyền hình khi cô đọc được tin tức tuyển dụng cho một đài phát thanh đia phương.
Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú” - 7
Opral Winfrey – nữ hoàng truyền thông nước Mỹ
Michael Bloomberg – Trông xe
Sinh ra trong một gia đình nghèo, cha là 1 nhân viên kế toán “quèn”, nhưng Michael Bloomberg đã rất thành công khi sáng lập nên hãng dịch vụ tài chính lớn nhất nước Mỹ và 3 lần đắc cử chức thị trưởng thành phố. Công việc đầu tiên của ông là nhân viên trông xe cho các bãi đậu xe của đại học Havard và Đại học John Hopkins để có thể trả được tiền học phí tại đại học Johns Hopkins. Ông cũng đã phải làm nhiêu công việc khác nhau trước khi bắt đầu kinh doanh Bloomberg LP – dịch vụ được cho là đã tạo ra cuộc cách mạng trong hệ thống bảo mật dữ liệu trên toàn thế giới.
Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú” - 8
Michael Bloomberg
Giorgio Armani – Trợ lý chụp ảnh
Là một trong những nhà tạo mẫu thành công nhất thế giới, 1 doanh nhân rất giàu có với thương hiệu Armani lừng danh, các ngôi sao bậc nhất của làng điện ảnh Hollywood, các nghệ sĩ, người mẫu nổi tiếng... đều diện trang phục do ông thiết kế. Thế nhưng ít ai biết rằng nhà tạo mẫu vốn không phải là mơ ước thuở thiếu thời của Giorgio Armani. Ông đã từng mơ ước trở thành một dược sĩ nhưng vì kết quả học tập kém, ông phải gia nhập quân đội. Thủa thiếu thời, ông khởi nghiệp với vai trò là trợ lý chụp ảnh trong một trung tâm thương mại ở Milan. Nhiệm vụ chính của ông là sắp xếp đồ trưng bày ở các cửa kính. Sau đó, ông được cất nhắc lên làm việc với nhà tạo hình của trung tâm, người đã truyền cho ông nhiều ý tưởng thời trang để đến bây giờ, ông trở thành nhà tạo mẫu tỷ phú với tổng tài sản là 8.5 tỷ USD.
Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú” - 9
Nhà tạo mốt tỷ phú Giorgio Armani
Kevin Plank - Thợ cắt cỏ
Kevin Plank sinh năm 1972 tại Mỹ, là giám đốc điều hành của Under Armour, nhà sản xuất hàng đầu của các phụ kiện thể thao trên toàn thế giới. Công việc đầu tiên của tỷ phú trẻ này là người cắt cỏ khi mới 10 tuổi ở Maryland. Plank nhận được từ 15-30$ cho mỗi bãi cỏ ông cắt được trong mùa hè. Sau đó, ông chuyển sang bán vòng tay ở hội chợ. Cho đến khi ý tưởng về Under Armour được hình thành, Kevin đã nhanh chóng trở thành một tỷ phú với chuỗi kinh doanh thiết bị thể thao của mình.
Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú” - 10
Kevin Plank của ngày hôm nay

Học các tỷ phú bí quyết đầu tư thời khủng hoảng

Cơ hội kinh doanh như những chuyến xe bus đến và đi. Nếu không lên kịp chuyến thứ nhất, hãy đợi chừng mười phút để đón chuyến thứ hai hoặc thứ ba… Cơ hội kinh doanh chẳng bao giờ hết đối với bất cứ ai.
Năm 2010, vượt lên Bill Gates, Caros Slim  trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới với tổng tài sản 53,5 tỷ đô la Mỹ và cũng là người Mỹ la tinh duy nhất trong danh sách top 10 theo xếp hạng của Forbes. “Có thể vượt qua nghèo đói bằng sự trợ giúp của giáo dục và công việc. Nhưng không cần thiết phải dạy con người cách câu cá. Thay vì đưa cho họ con cá một cách đơn giản hay dạy họ cách câu cá thì cần dạy cho họ làm thế nào để bán con cá, để họ có tiền mua những thứ khác!” – Slim chia sẻ.
Nguyên tắc hành xử trên thương trường của Carlos Slim là, mua tất cả những cái gì có thể mua được để giành lấy thế độc quyền trong bất cứ một lĩnh vực hứa hẹn sinh lời nào. Điều quan trọng ở đây là không được lầm lẫn khi lựa chọn cổ phiếu.
Carlos Slim Helu: Đừng chỉ dạy câu cá thôi, hãy dạy làm thế nào để bán được cá
Đồng thời, một bí quyết giúp ông thành công nữa đó là tạo dựng các mối quan hệ tốt và luôn nhạy bén với bất kỳ biến động nhỏ của thị trường. Caros Slim nhạy bén đến mức mà người ta cho rằng ông “sờ vào cái gì là cái đó biến thành vàng”.

Học các tỷ phú bí quyết đầu tư thời khủng hoảng - 1
Carlos Slim Helu: Đừng chỉ dạy câu cá thôi, hãy dạy làm thế nào để bán được cá
“Sau khi đã có cơ sở vững vàng rồi, hãy tìm mọi cách để mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình” – Đó là bài học thứ 3 mà tỷ phú gốc Mexico muốn chia sẻ. Cùng với đó là lối sống giản dị, tiết kiệm và tinh thần làm việc hết mình đã giúp ông thành công. “Hãy loại bỏ những sự dư thừa ngay cả trong những lúc dễ dàng nhất của cuộc đời mình, vì điều này sẽ giúp ta ổn định trong những giai đoạn gặp nhiều khó khăn lớn nhất” – ông nói.
Sheldon Adelson – Cơ hội kinh doanh như những chuyến xe bus
Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố làm nghề lái taxi, mẹ ở nhà dệt len, tuổi thơ của Sheldon vất vả hơn rất nhiều so với bạn bè cùng trang lứa. Học hành dở dang, hơn 10 tuổi, cậu bé nghèo chọn nghề bán báo dạo làm kế sinh nhai. Ngoài ra, cậu còn nhận làm đủ mọi nghề khác nhau để kiếm sống. Khi thì bán bánh kẹo, khi thì phát tờ rơi.

Ông vươn lên vị trí người giàu thứ ba thế giới vào năm 2006, 2007 và 2008 với gia sản 26 tỷ USD và biệt danh "vua sòng bạc". Vào thời điểm hoàng kim này, mỗi giờ ông thu về lợi nhuận gần một triệu đô la Mỹ nhờ hệ thống casino sang trọng trải từ Las Vegas (Mỹ) đến Macau (Châu Á). Tốc độ làm giàu này chưa tỉ phú nào đạt được. Theo các nhà nghiên cứu khởi nghiệp, con đường đến với thành công của Sheldon Adelson có thể được đúc kết qua các bài học sau:
Luôn tin vào cơ hội mới: Cơ hội kinh doanh như những chuyến xe bus đến và đi. Nếu không lên kịp chuyến thứ nhất, hãy đợi chừng mười phút để đón chuyến thứ hai hoặc thứ ba… Cơ hội kinh doanh chẳng bao giờ hết cả.
Làm kinh doanh phải chặt chẽ: Khi kinh doanh phải nghiêm khắc và chặt chẽ, chúng ta phải kiểm tra và siết chặt từng con ốc thì cỗ máy doanh nghiệp mới vận hành tốt được.
Tập phát triển tầm nhìn: Tầm nhìn của các doanh nhân không phải tự nhiên có mà mỗi người phải học cách phát triển nó bằng cách quan sát, phân tích và dự đoán tương lai của doanh nghiệp mình, sau đó so sánh kết quả và tự hỏi bản thân có thể làm tốt hơn không.
Sẵn sàng đối mặt rủi ro: Nếu không có rủi ro thì sẽ không bao giờ có lợi nhuận cao
Học các tỷ phú bí quyết đầu tư thời khủng hoảng - 2
Cơ hội kinh doanh như những chuyến xe bus, đến và đi - Sheldon Adelson
Warren Buffet: Đừng bao giờ cho hết tất cả số trứng vào một rổ
Được xem là nhà đầu tư thành công nhất thế giới, cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway, tỷ phú Warren Buffet cũng luôn coi “tận dụng cơ hội và đi tắt đón đầu” là kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh doanh của ông. Trong thời kỳ kinh tế thế giới khủng hoảng, tỷ phú Warren Buffett đã thực hiện nhiều đợt mua cổ phiếu lớn, qua đó hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp. 5 năm sau, giá trị của các khoản đầu tư này đã lên tới 10 tỷ USD và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đây là một minh chứng cho châm ngôn kiếm tiền ưa thích của vị tỷ phú 83 tuổi: "Sợ hãi khi người ta tham lam nhưng hãy trở nên tham lam khi kẻ khác sợ hãi".
Những nguyên tắc đầu tư mà Warren Buffet luôn nhấn mạnh
Nguyên tắc số 1: Đừng bao giờ để mất tiền. Nguyên tắc thứ 2: đừng quên nguyên tắc số 1.
Nguyên tắc kiếm tiền: Đừng bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Hãy đầu tư để tạo ra nguồn thứ hai.
Nguyên tắc tiêu tiền: Nếu bạn cứ mua những thứ bạn không cần thì sớm muộn gì bạn cũng phải bán những thứ mình cần.
Nguyên tắc tiết kiệm tiền: Không nên tiết kiệm những khoản còn lại sau chi tiêu, mà hãy tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm.
Nguyên tắc mạo hiểm: Đừng bao giờ thử độ sâu của dòng sông bằng cả hai chân.
Nguyên tắc đầu tư: Đừng bao giờ cho hết tất cả số trứng vào một rổ.

Học các tỷ phú bí quyết đầu tư thời khủng hoảng - 3
Mạnh dạn đầu tư vào các công ty đang gặp khó khăn giúp Warren Buffett thu về hàng tỷ USD mỗi năm.
Micheal Dell:  Hãy bán cho khách hàng cái mà họ cần, chứ không phải cái doanh nghiệp sản xuất được.
Từ một nhân viên rửa bát thuê với mức lương 2,3 USD/giờ, ông trùm thế giới máy tính - Micheal Dell đã vươn lên trở thành 1 trong những tỷ phú hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua. "Ngay từ khi khởi nghiệp, toàn bộ quá trình kinh doanh của chúng tôi - từ khâu thiết kế, sản xuất đến khâu bán hàng đều được định hướng quanh việc lắng nghe ý kiến của khách hàng, trả lời khách hàng và cung cấp cho khách hàng những gì họ muốn", Michael Dell cho biết.

Học các tỷ phú bí quyết đầu tư thời khủng hoảng - 4
Hướng tới khách hàng luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của Micheal Dell
Cung cấp tận tay khách hàng chính xác những gì họ muốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của Dell. Ngoài ra, giá cả cũng là một nhân tố cần chú ý. Thành công của Dell không chỉ xuất phát từ việc đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng bằng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất mà còn với mức giá hợp lý nhất. "Chúng tôi bắt đầu công việc kinh doanh bằng việc sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Có điều khá thú vị là chúng tôi đã không tiến hành sản xuất hàng loạt vì chúng tôi thấy trước mình sẽ trở thành một khối cồng kềnh và nặng nề trong tương lai, nhưng cơ bản là chúng tôi không có một chút vốn nào để sản xuất hàng loạt", Dell tiết lộ.
“Cố gắng đừng bao giờ tỏ ra là người thông minh nhất trong phòng. Và cho dù bạn là người thông minh nhất đi chăng nữa thì tôi cũng khuyên bạn nên tìm kiếm người thông minh hơn, hoặc chuyển sang một phòng khác. Trong giới chuyên môn, việc này được gọi là xây dựng mạng lưới làm việc. Trong các tổ chức, đó là xây dựng đội ngũ. Và trong cuộc sống, nó chính là tạo dựng các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, và cộng đồng. Chúng ta đều là những món quà dành cho nhau, và trong suốt quá trình phấn đấu trở thành một nhà lãnh đạo, tôi đã hiểu ra một điều quan trọng rằng những kinh nghiệm quý báu nhất đều xuất phát từ các mối quan hệ của tôi" – Michael Dell chia sẻ với các sinh viên tại lễ tốt nghiệp Đại học Texas năm 2003.

9.9. Vậy tôi phải làm gì bây giờ? - Bí quyết Tư Duy Triệu Phú T.Harv Eker

Vậy giờ sẽ là gì nữa? Bạn thấy thế nào? Bạn sẽ bắt đầu từ đâu?
Tôi đã nói, và tôi sẽ còn nói nhiều lần nữa: “Nói thì dễ”. Tôi hy vọng bạn đã thích thú, quan tâm khi đọc sách này, nhưng quan trọng hơn, tôi hy vọng bạn sẽ sử dụng những qui tắc của nó để thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, chỉ có đọc không sẽ không tạo nên sự thay đổi bạn mong chờ được. Đọc chỉ là sự khởi đầu, nhưng nếu bạn muốn thành công trong cuộc sống thực thì hành động của bạn mới là điều quyết định.
Trong Phần I cuốn sách, tôi đã giới thiệu khái niệm về kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn. Nó rất đơn giản: kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn sẽ quyết định đích đến tài chính của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ thực hiện từng bài tập tôi đề nghị trong những lĩnh vực định hình tâm thức qua lời nói, theo khuôn mẫu và qua những sự kiện cụ thể để bạn bắt đầu thay đổi kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn sang những cái hỗ trợ thành công tài chính. Tôi cũng động viên bạn thực hiện những lời tuyên bố tôi đề nghị mỗi ngày và phải mỗi ngày.
Trong phần II cuốn sách bạn đã học mười bảy cách cụ thể mà người giàu suy nghĩ khác so với người nghèo và giới trung lưu. Tôi khuyến cáo bạn cam kết học thuộc từng “Hồ sơ Thịnh vượng” đó bằng cách lặp lại những lời tuyên bố hàng ngày. Điều đó sẽ giúp những nguyên tắc đó bám rễ trong trí óc bạn. Cuối cùng, bạn sẽ nhận ra mình nhìn cuộc sống và nhất là nhìn tiền bạc rất khác trước. Từ đó, bạn sẽ có những lựa chọn và quyết định mới và tạo ra những kết quả mới. Để làm nhanh quá trình này, hãy đảm bảo rằng bạn hành động luyện tập như đã cho trong phần cuối mỗi Suy nghĩ Thịnh vượng.
Những bài tập hành động đó rất cần thiết. Để cho những thay đổi được bền vững, nó phải được xảy ra tại các tế bào cơ bản – tức là việc “chạy dây” của bộ óc của bạn phải được làm lại. Điều đó có nghĩa là bạn phải đem những tài liệu đó vào thực tập – hành động thực tế. Không chỉ đọc về chúng, không chỉ nói về chúng, và không chỉ nghĩ về chúng, mà phải thực hiện chúng.
Hãy để ý khi giọng nói thì thầm trong đầu bạn nói gì đó như: “Tập luyện ư, tôi không cần và không có thời gian cho luyện tập.” Để ý xem ai đang nói ở đây? Đó là tiềm thức của bạn, chính là cái đó! Hãy nhớ, việc của nó là giữ bạn ở đúng chỗ cũ, nơi bạn đang đứng, trong vùng thoải mái của bạn. Đừng nghe nó. Hãy thực hiện các bài tập hành động, thực hiện những lời tuyên bố của bạn, và hãy xem cuộc sống của bạn sẽ vút lên!
Tôi cũng đề nghị bạn đọc cuốn sách này từ đầu đến cuối ít nhất một lần một tháng trong ba năm tiếp theo. “Gì cơ?” giọng nói thì thầm của bạn có thể hét lên. “Tôi đã đọc sách này, tại sao tôi phải đọc nó lại lần nữa rồi lần nữa?” Một câu hỏi tốt, và câu trả lời rất đơn giản: ôn tập là mẹ của học tập. Vì thế, bạn càng nghiên cứu kỹ sách này, những khái niệm trong sách càng sớm trở nên tự nhiên và tự động hoàn toàn đối với bạn.
Như tôi đã nói ở trên, tôi đã học được cách của tôi để đi đến thành công, vậy bây giờ đến lượt tôi hỗ trợ người khác. Sứ mệnh của tôi là đào tạo và khích lệ mọi người sống theo khả năng cao nhất của họ dựa trên lòng dũng cảm, mục đích và niềm vui thay vì nỗi sợ, sự cần thiết và trách nhiệm.
Tôi thực sự được ban phúc để có những khóa đào tạo, buổi thảo luận, hội thảo và những buối cắm trại làm biến đổi cuộc sống của mọi người nhanh chóng và bền vững. Tôi rất vui mừng khi đã có thể giúp trên 250,000 người trở nên giaù có hơn và hạnh phúc hơn. Từ tim tôi tới trái tim bạn, tôi xin mời bạn tham dự khóa học ba ngày MMI. (Tham khảo thông tin khóa học: http://chiakhoalamgiau.com) Sự kiện này sẽ đưa bạn đến một mức độ thành công mới. Khóa học là nơi chúng tôi sẽ thay đổi kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn ngay tại chỗ.
Trong một kỳ nghỉ cuối tuần đáng kinh ngạc bạn sẽ hiểu ra bất kỳ điều gì đang kéo giữ bạn lại phía sau, ra xa khỏi việc đạt được khả năng tài chính cao nhất của bạn. Bạn sẽ thoải mái vượt qua khóa học với một cái nhìn mới lên cuộc sống, tiền bạc, quan hệ và chính bản thân mình. Nhiều người tham dự đã coi khóa MMI như một trong những kinh nghiệm quan trọng nhất trong cuộc đời họ. Nó rất vui vẻ, phấn chấn, và được lồng vào một kiến thức sâu sắc và những kỹ năng tài chính quí báu. Bạn sẽ gặp hàng trăm người có cùng cách nghĩ đến từ khắp nơi trên thế giới, nhiều người trong số họ có thể trở thành đối tác kinh doanh và bạn lâu năm với nhau.
Tạm thời đến đây là vậy. Cảm ơn đã dành thời gian quí báu của bạn để đọc cuốn sách này. Tôi chúc bạn thành công to lớn và hạnh phúc thực sự, và tôi mong sẽ được gặp bạn trong thời gian sớm nhất.
Vì tự do của bạn.
T.Harv Eker.

9.8. Suy nghĩ Triệu Phú số 17 - Bí quyết Tư Duy Triệu Phú T.Harv Eker

Người giàu luôn học hỏi và phát triển
Người nghèo nghĩ họ đã biết hết
Vào lúc bắt đầu những buổi thảo luận của mình, tôi thường giới thiệu cho mọi người về cái tôi gọi là “ba từ nguy hiểm nhất”. Những từ đó chính là : “Tôi biết rồi.” Vậy làm sao bạn biết liệu bạn có biết một điều gì đó? Đơn giản thôi. Nếu bạn đã sống nó, bạn biết nó. Nếu không, khi bạn chỉ nghe về nó, bạn chỉ đọc về nó, hay bạn nói về nó, nhưng bạn không biết nó. Nói một cách thẳng thắn, nếu bạn không thực sự giàu có và thực sự hạnh phúc, khả năng là bạn còn có nhiều điều phải học về tiền bạc, thành công và cuộc sống.
Như tôi đã giải thích ở phần đầu cuốn sách này, trong những ngày khánh kiệt của mình tôi đã may mắn nhận được một số lời khuyên từ một người bạn nhiều-triệu-phú của cha tôi, người đã có lòng trắc ẩn đối với cảnh ngộ của tôi. Bạn còn nhớ những gì ông nói với tôi: “Harv, nếu con không thành công như con muốn thì bởi vì còn có gì đó con không biết.” Thật may mắn, tôi đã ghi nhớ gợi ý của ông vào tim và đi lên từ chỗ là người “biết-tất-cả” thành một người “học-tất-cả”. Từ thời điểm đó trở đi, mọi điều đã thay đổi.
Người nghèo thường cố chứng tỏ với thế giới rằng họ đúng. Họ mang vào mình một mặt nạ như là họ đã tính toán hết mọi nhẽ, và chỉ có do xúi quẩy hay một chút vướng mắc tạm thời nào đó trong vũ trụ nên họ phải khánh kiệt hay rơi vào cảnh long đong.
Một trong những câu nổi tiếng hơn của tôi là “Bạn có thể đúng hoặc bạn có thể là người giàu, nhưng bạn không thể là cả hai.” Là người “đúng” có nghĩa phải bám giữ chặt vào cách suy nghĩ và cách sống cũ của bạn. Thật thất vọng, đó là những cách sẽ đưa bạn đến chính xác vị trí bạn đang đứng bây giờ. Triết lý này cũng có thể áp dụng trong lĩnh vực hạnh phúc, theo dạng “Bạn có thể là người giàu hay bạn có thể hạnh phúc.”
Qui tắc Thịnh vượng số 42:
Bạn có thể đúng hoặc bạn có thể là người giàu, nhưng bạn không thể là cả hai
Có một câu nói yêu thích của diễn giả Jim Rohn hoàn toàn phù hợp với vấn đề mà chúng ta đang bàn luận ở đây: “Nếu cứ tiếp tục làm những việc mà bạn vẫn luôn làm, bạn sẽ luôn nhận được những gì mà trước nay bạn vẫn luôn nhận được”. Bạn đã biết cách “của bạn”, cái bạn cần là biết những cách mới, của người khác. Đó là lý do tại sao tôi viết cuốn sách này. Mục đích của tôi là cung cấp cho bạn một số hồ sơ tâm thức mới thêm vào những cái bạn đã có. Hồ sơ mới có nghĩa những cách suy nghĩ mới, những hành động mới, và nhờ đó những kết quả mới.
Đó là lý do tại sao việc bạn liên tục học hỏi và phát triển bản thân lại rất quan trọng.
Các nhà khoa học vật lý nhất trí rằng không có loại vật chất nào trong thế giới này ở trạng thái tĩnh. Mọi sinh vật đều biến đổi không ngừng. Bạn hãy nhìn bất kỳ cây cối nào xem. Nếu nó không phát triển, thì hẳn là nó sắp lụi tàn. Điều đó cũng đúng với con người chúng ta và tất cả những sinh vật sống khác: nếu bạn không phát triển, bạn đang chết.
Một trong những câu nói yêu thích của tôi là của tác giả và nhà triết học Eric Hoffer, nói “Những người học hỏi sẽ thừa hưởng cả trái đất trong khi những người đã học sẽ được trang bị tuyệt vời để sống trong một thế giới đã không tồn tại nữa.” Cách nói điều đó khác hơn là nếu bạn không liên tục học hỏi, bạn sẽ bị bỏ lại đằng sau.
Người nghèo ca thán rằng họ không thể được đào tạo là do thiếu thời gian hoặc tiền bạc. Ngược lại, người giàu sẽ trích dẫn đến câu nói của Benjamin Franklin: “Nếu bạn nghĩ đào tạo là đắt đỏ, hãy thử bỏ qua.” Tôi tin là bạn đã nghe câu này trước đây: “Kiến thức là sức mạnh”, và sức mạnh là khả năng hành động.
Bất cứ khi nào tôi giới thiệu chương trình MMI, tôi nhận thấy rất thú vị khi thường là những người đang túng quẫn nhất chính là những người nói “Tôi không cần khóa học đó”, “Tôi không có thời gian”, hay “Tôi không có tiền”. Trong khi đó, những nhà triệu phú hay nhiều-nhiều triều phú đều đăng ký và nói, “Nếu tôi có thể học được dù chỉ một điều mới hay làm được một sự cải thiện, thế là nó đáng giá rồi.” Nhân tiện, nếu bạn không có thời gian để làm những việc bạn muốn làm hay cần phải làm, dường như chắc chắn bạn là một nô lệ hiện đại. Và nếu bạn không có tiền để học cách để thành công, bạn có lẽ cần những khóa học đó hơn bất cứ ai khác.
Tôi xin lỗi, nhưng nói rằng “Tôi không có tiền” không kết thúc vấn đề (không có tiền) đó. Khi nào thì bạn sẽ có tiền? Có gì là khác nhau nếu đó là một năm, hai năm, năm năm kể từ bây giờ? Câu trả lời là: không khác nhau gì cả! Và khi đó bạn cũng sẽ vẫn nói chính xác những từ đó một lần nữa.
Cách duy nhất tôi biết để cho bạn có số tiền bạn muốn là học cách chơi cuộc chơi tiền bạc bên trong bạn và bên ngoài đời thực. Bạn cần phải học những kỹ năng và chiến lược để kiểm soát thu nhập của bạn, để quản lý tiền bạc, và để đầu tư chúng một cách có hiệu quả. Định nghĩa của sự mất trí là cứ làm vẫn chỉ những cái đó mãi và mong chờ những kết quả khác. Bạn nghĩ xem, nếu cái bạn vẫn làm là có hiệu quả thì bạn đã phải trở thành giàu có và hạnh phúc rồi chứ! Bất kỳ thứ gì khác mà đầu óc bạn đưa ra làm câu trả lời không là gì khác hơn sự đổ lỗi hay biện minh.
Tôi ghét phải nói thẳng như thế trước mặt bạn về điều đó, nhưng cách tôi nhìn nó là: đó là việc của tôi. Tôi tin một người huấn luyện viên tốt sẽ luôn đòi hỏi các bạn nhiều hơn các bạn tự đòi hỏi chính mình. Nếu không phải thể, tại sao các bạn còn cần một huấn luyện viên? Như một huấn luyện viên, mục đích của tôi là rèn luyện bạn, khích lệ bạn, động viên bạn, vỗ về bạn, và làm cho bạn quan sát thấy trong ánh sáng đầy đủ của cuộc sống những gì đang kéo giữ bạn lại phía sau. Tóm lại, là làm tất cả những gì cần thiết để di chuyển bạn lên cấp bậc tiếp theo trong cuộc sống của bạn. Nếu cần phải làm, tôi sẽ chia tách bạn ra từng phần rồi ghép bạn trở lại sao cho có hiệu quả. Tôi sẽ làm tất cả những gì cần thiết để làm cho bạn mười lần hạnh phúc hơn, và hàng trăm lần giàu có hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm một người lạc quan vui vẻ, tôi không phải người bạn cần. Nếu bạn muốn di chuyển nhanh và vững chắc, chúng ta hãy tiếp tục.
Một trong những câu được biết đến nhiều hơn của tôi là “Thậm chí một bậc thầy cũng từng có lúc rất kém cỏi”.
Qui tắc Thịnh vượng số 43:
“Mọi bậc thầy cũng từng có lúc rất kém cỏi” – T.Harv Eker
Đây là một ví dụ. Mới đây tôi có một vận động viên Olimpic về trượt tuyết trong khóa học. Khi tôi nói câu khẳng định này, anh ta đứng dậy và xin phép được chia sẻ. Anh ta rất cứng cỏi, và vì một lý do nào đó tôi nghĩ anh ta sẽ kịch liệt không đồng ý. Ngược lại thế, anh kể cho mọi người câu chuyện khi còn là cậu bé anh ta là người trượt tuyêt kém nhất trong số bạn bè của mình ra sao. Rồi thỉnh thoảng họ không rủ anh ta đi trượt tuyết cùng vì anh ta chậm chạp ra sao. Để theo kịp, anh đã lên núi sớm hơn mỗi cuối tuần và luyện tập. Khá nhanh sau đó anh không chỉ theo kịp bạn bè, anh còn vượt họ. Rồi anh tham gia câu lạc bộ đua trượt tuyết và học từ một huấn luyện viên hàng đầu. Chính xác anh đã nói “Tôi có thể là bậc thầy về trượt tuyết hiện nay, nhưng tôi chắc chắn đã bắt đầu như một người rất kém cỏi. Harv, anh hoàn toàn đúng. Bạn có thể học để thành công xuất phát từ bất cứ cái gì. Tôi đã học được làm sao để thành công trong trượt tuyết, và mục đích tiếp theo của tôi học cách để thành công với tiền bạc!”
Không ai vừa sinh ra đã là một thiên tài về tài chính. Người giàu nào cũng phải học cách chiến thắng trong cuộc chơi tiền bạc, và bạn cũng có thể làm thế. Hãy nhớ, khẩu hiệu của bạn là: Nếu họ có thể làm điều đó, tôi có thể làm điều đó!
Để trở nên giàu có, điều quan trọng nhất không phải là làm sao có thật nhiều tiền của, mà là làm sao biết bạn phải trở thành người như thế nào về mặt tính cách và mặt tư duy, để làm giàu. Tôi muốn chia sẻ với bạn một bí quyết mà rất ít người biết: cách nhanh nhất để trở nên giàu có và giữ được luôn giàu có là làm việc để phát triển bản thân bạn! Ý tưởng ở đây là để phát triển bản thân trở thành một người thành công. Tuy nhiên, thế giới bên ngoài của bạn chỉ là hình ảnh phản chiếu thế giới bên trong của bạn. Bạn là gốc rễ, thành quả của bạn là trái ngọt.
Có một câu ngạn ngữ mà tôi rất thích: “Dù đi bất cứ nơi đâu, bạn vẫn luôn chỉ là bạn”. Khi bạn đã phát triển bản thân thành một người thành công, mạnh mẽ cả về nhân cách lẫn trí tuệ thì, một cách rất tự nhiên, bạn cũng sẽ thành công trong bất cứ cái gì và trong tất cả mọi thứ bạn làm. Bạn sẽ đạt được sức mạnh của sự lựa chọn tuyệt đối. Bạn sẽ đạt được sức mạnh bên trong và năng lực để chọn bất kỳ việc gì, kinh doanh gì hay lĩnh vực đầu tư nào và bạn biết bạn sẽ thành công. Đó là điều đặc biệt quí giá của cuốn sách này. Khi bạn là người ở cấp độ 5, bạn nhận được những kết quả cấp độ 5. Nhưng nếu bạn có thể phát triển bản thân thành người cấp độ 10, bạn sẽ nhận được những kết quả cấp độ 10.
Tuy nhiên, hãy lưu ý lời cảnh báo này. Nếu bạn không làm công việc bên trong với bản thân, và bằng cách nào đó bạn kiếm được rất nhiều tiền, thì đó có lẽ là bạn đã rất may mắn, và khả năng rất cao là bạn sẽ mất nó. Nhưng nếu bạn trở thành người thành công từ bên trong và bên ngoài, bạn sẽ không chỉ làm ra nó, bạn sẽ giữ được nó, phát triển nó và quan trọng nhất, bạn sẽ thực sự hạnh phúc.
Người giàu hiểu rằng thứ tự để đến thành công phải là: LÀ, LÀM, CÓ.
Người nghèo và người trung lưu tin rằng thứ tự để đến thành công là: CÓ, LÀM, LÀ.

Người nghèo và đa số tầng lớp trung lưu tin rằng: “Nếu tôi CÓ nhiều tiền, thì tôi có thể LÀM bất cứ việc gì tôi muốn và khi đó tôi sẽ LÀ một người thành công”.
Người giàu hiểu “Nếu tôi LÀ một người thành công, thì tôi sẽ có khả năng LÀM những gì tôi cần phải làm để CÓ được những gì tôi muốn, kể cả thật nhiều tiền”.
Còn một điểm khác nữa chỉ người giàu mới biết: mục đích của việc làm giàu không phải chủ yếu là để có thật nhiều tiền, mục đích của việc làm giàu là để giúp bạn phát triển bản thân mình trở thành một con người tốt nhất trong khả năng bạn có thể. Thực ra, đó là mục đích của tất cả các mục đích, là phát triển cá nhân bạn như một con người.
Khi được hỏi vì sao cô liên tục thay đổi hình ảnh, âm nhạc và phong cách biểu diễn hàng năm, nữ hoàng nhạc pop và diễn viên điện ảnh Madonna đã trả lời rằng âm nhạc chính là cách của cô thể hiện cái tôi của mình và việc làm mới mình mỗi năm buộc cô phải phát triển và trở thành kiểu người mà cô mong muốn.
Tóm lại, thành công không phải là “cái gì”, đó là “ai”. Tin tốt lành là việc bạn là “ai” hoàn toàn có thể tập luyện và học tập được. Lẽ ra tôi phải biết điều đó. Tôi không phải người hoản hảo hoặc thậm chí gần như thế, bằng bất cứ cách nào, nhưng khi tôi xem lại tôi là ai hôm nay tương phản với tôi đã là ai hai mươi năm trước, tôi có thể thấy sự tương quan trực tiếp giữa “tôi” và “thành công của tôi” (hoặc không có sự liên hệ đó) trước kia và hôm nay.
Tôi đã học được cách đến với thành công của mình, và vì thế bạn cũng có thể. Đó là lý do tại sao tôi ở trong nghề đào tạo. Từ kinh nghiệm cá nhân của mình tôi biết rằng nói chung bất cứ ai cũng có thể được tập luyện để thành công. Tôi đã được tập luyện để thành công, và bây giờ tôi đã có thể đào tạo hàng trăm nghìn người khác để thành công. Việc đào tạo đã rất có hiệu quả!
Tôi còn phát hiện ra rằng, một điểm khác biệt lớn nữa giữa người giàu với người nghèo và trung lưu là người giàu thường là chuyên gia trong lĩnh vực của họ. Những người ở tầng lớp trung lưu có hiểu biết rất tầm thường về lĩnh vực của họ, còn người nghèo thì gần như không có chút khái niệm nào về lĩnh vực mà họ đang hoạt động. Còn bạn, bạn hiểu biết đến mức nào đối với những việc bạn đang làm? Bạn giỏi đến mức nào trong công việc của mình? Bạn giỏi đến mức nào trong nghề của mình? Bạn có muốn biết cách biết điều đó một cách khách quan? Hãy nhìn vào thu nhập của bạn. Cái đó sẽ nói cho bạn tất cả. Nó thật đơn giản: để được trả tốt nhất, bạn phải là người giỏi nhất.
Qui tắc Thịnh vượng sô 44:
Để được trả tốt nhất, bạn phải là người giỏi nhất.
Chúng ta nhận ra nguyên tắc này trong thế giới của các vận động viên chuyên nghiệp hàng ngày. Nói chung, những vận động viên giỏi nhất trong mọi môn thể thao cũng đều kiếm được nhiều nhất. Họ cũng kiếm được nhiều tiền nhất trong các phần ký hậu kèm theo hợp đồng (ví dụ, đứng tên cho dịch vụ quảng cáo đi kèm các sự kiện). Nguyên tắc này cũng đúng trong cả thế giới tài chính và kinh doanh. Dù bạn chọn là chủ doanh nghiệp, một chuyên gia, một nhà phân phối theo mạng, hay bạn đang bán hàng hưởng theo hoa hồng hay đang làm một công việc ăn lương, dù bạn là nhà đầu tư bất động sản, chứng khoán hay bất cứ lĩnh vực nào khác, tất cả đều bằng nhau: bạn càng xuất sắc trong lĩnh vực ấy bao nhiêu, bạn càng kiếm được nhiều tiền hơn bấy nhiêu. Đây còn là một lý do khác giải thích tại sao việc không ngừng học hỏi và nâng cao kỹ năng trong bất kỳ lĩnh vực nào mà bạn đang tham gia là cực kỳ cần thiết.
Về chủ đề học tập, đáng lưu ý là người giàu không chỉ không ngừng học hỏi, họ còn luôn đảm bảo rằng họ học hỏi từ những người đang ở trong lĩnh vực mà họ cũng muốn tham gia. Một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt lớn nhất cho cá nhân tôi là tôi đã được học hỏi từ những ai. Tôi luôn đặt ra nguyên tắc là phải học hỏi từ những bậc thầy thực sự trong lĩnh vực tương ứng của họ – không phải những người tự xưng là chuyên gia, mà là những người có kết quả thật sự trong thế giới thực để chứng minh lời nói của họ.
Người giàu nghe lời khuyên từ những người giàu hơn họ. Người nghèo nghe lời khuyên từ bạn bè họ, những người cũng túng quẫn như họ.
Mới đây tôi có một cuộc gặp với một nhà đầu tư ngân hàng muốn làm ăn với tôi. Ông ta đề nghị tôi bỏ ra vài trăm nghìn đôla cùng ông để bắt đầu. Rồi ông ta yêu cầu tôi gửi cho ông tình trạng tài chính của tôi để ông có thể cho tôi góp ý của ông ấy.
Tôi nhìn vào mắt ông ta và nói, “Xin lỗi, nhưng ông không làm ngược đấy chứ? Nếu ông muốn tôi thuê ông để quản lý tiền của tôi, có phải là hợp lý hơn khi ông gửi cho tôi tình trạng tài chính của ông? Và nếu ông không thực sự giàu, không sao!” Người đàn ông đó bị sốc. Tôi có thể nói rằng chưa ai từng bao giờ yêu cầu báo cáo tổng tài sản của chính ông ta như một điều kiện để đầu tư cùng ông ta.
Đó là điều vô lý. Nếu bạn muốn trèo lên đỉnh Everest, liệu bạn có thuê một hướng dẫn viên chưa bao giờ đến đỉnh núi trước đó, hoặc liệu có là thông minh hơn khi tim một người đã đến đỉnh vài lần và biết chính xác làm điều đó như thế nào?
Vâng, đúng vậy, tôi tuyệt đối đề nghị bạn dành sự chú trọng và năng lượng một cách nghiêm túc cho việc học tập không ngừng nghỉ, và cùng lúc phải thận trọng trong việc chọn ai là người để bạn học hỏi và nghe lời khuyên. Nếu bạn học hỏi từ những người đang bị khánh kiệt, thậm chí dù họ có là nhà tư vấn, huấn luyện viên hay nhà hoạch định tài chính, chỉ có một điều họ có thể dạy bạn – làm cách nào để phá sản!
Nhân tiện, tôi rất khuyến cáo các bạn nên cân nhắc việc thuê một huấn luyện viên thành công cá nhân. Một hướng dẫn viên giỏi sẽ giữ bạn luôn ở trên con đường thực hiện những gì bạn đã nói bạn muốn làm. Một số huấn luyện viên là những huấn luyện viên “sống”, nghĩa là họ xử lý hàng loạt tất cả mọi vấn đề, trong khi một số huấn luyện viên khác có chuyên nghành riêng bao gồm thành tích cá nhân hay thành tích nghề nghiệp, tài chính, kinh doanh, quan hệ, sức khỏe, thậm chí cả tinh thần. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu rõ tiểu sử của huấn luyện viên tương lai của bạn để đảm bảo họ đã thể hiện những thành công trong lĩnh vực quan trọng đối với bạn.
Giống như có những con đường thành công để lên đỉnh Everest, cũng có những con đường và chiến lược đã được chứng minh để tạo ra thu nhập cao, tạo ra tự do tài chính nhanh chóng, và tạo ra thịnh vượng. Bạn cần phải sẵn sàng để học tập và sử dụng chúng.
Lần nữa, như một phần của phương pháp quản lý tiền bạc của MMI của chúng tôi, tôi mạnh mẽ đề nghị bạn dành 10 phần trăm thu nhập của bạn vào Quĩ Đào tạo. Hãy sử dụng số tiền này đặc biệt cho các khóa học, sách, băng, CDs hay những thứ khác bạn chọn để đào tạo bản thân, hoặc là thông qua các hệ thống đào tạo chính qui, các công ty đào tạo tư nhân hay chuyên sâu, hay tư vấn đào tạo một-đối-một với các huấn luyện viên. Bất kể phương pháp nào bạn chọn, Quĩ này đảm bảo cho bạn luôn có đủ tiền để học tập và phát triển thay cho việc lặp lại câu cửa miệng của người nghèo: “Tôi biết rồi.” Bạn càng học được nhiều, bạn càng thu nhập nhiều… và bạn có thể mang chúng đến ngân hàng!
Lời tuyên bố: Hãy đặt tay lên ngực bạn và nói:
“Tôi cam kết không ngừng học tập và phát triển!”
Hãy đặt tay lên trán bạn và nói:
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú!”
Những hành động của Tư Duy Triệu Phú:
1. Hãy cam kết với sự phát triển của bạn. Mỗi tháng hãy đọc ít nhất một cuốn sách, nghe một băng cát-xét hay CD về giáo dục cá nhân, hoặc tham gia một khóa học về tiền bạc, kinh doanh hay phát triển bản thân.
Kiến thức của bạn, sự tự tin của bạn và thành công của bạn sẽ đi lên!
2. Hãy cân nhắc việc thuê một huấn luyện viên cá nhân để giữ bạn trên lộ trình.
3. Hãy tham gia khóa học Millionaire Mind Intensive. Sự kiện kỳ diệu này đã thay đổi cuộc sống của hàng chục nghìn người và sẽ thay đổi cả cuộc sống của bạn nữa!

9.7. Suy nghĩ Triệu Phú số 16 - Bí quyết Tư Duy Triệu Phú T.Harv Eker

Người giàu hành động bất chấp sự sợ hãi
Người nghèo để nỗi sợ hãi ngăn cản họ
Ở phần đầu cuốn sách này, chúng ta đã thảo luận về “Quá trình Biểu hiện”. Chúng ta hãy nhắc lại công thức này: suy nghĩ sinh ra cảm xúc, cảm xúc chio phối hành động, hành động tạo ra kết quả.
Đã có hàng triệu người “suy nghĩ” về việc làm giàu, và cũng có hàng ngàn người khẳng định, mường tượng và chiêm nghiệm về việc làm giàu. Tôi suy ngẫm hầu như mỗi ngày. Nhưng tôi chưa bao giờ ngồi đó mà suy ngẫm hay mường tượng và được hàng đống tiền rơi xuống đầu tôi. Tôi nghĩ tôi chỉ là một trong số những người không may mắn đang phải làm một cái gì đó để thành công.
Khẳng định, chiêm nghiệm và hình dung đều là những công cụ tinh thần tuyệt vời, nhưng tôi có thể nói, chúng không thể nào tự động mang đến cho bạn tiền bạc thực trong thế giới thực. Trong thế giới thực, bạn phải có hành động thực để thành công. Tại sao hành động lại có vai trò quan trọng đến thế?
Chúng ta trở lại suy nghĩ một chút với “Quá trình Biểu hiện”. Hãy xem xét những suy nghĩ và cảm xúc. Đó là một phần của thế giới bên trong hay bên ngoài? Thế giới bên trong. Giờ thì hãy xem xét các kết quả. Chúng là một phần của thế giới bên trong hay bên ngoài? Thế giới bên ngoài. Điều này có nghĩa rằng “hành động” là chiếc cầu nối giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài.
Qui tắc Thịnh vượng số 36:
Hành động là chiếc cầu nối giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài.
Vậy nếu hành động quan trọng như thế thì điều gì ngăn cản chúng ta thực hiện những hành động mà chúng ta biết mình cần làm? Nỗi sợ hãi!
Nỗi sợ hãi, sự hoài nghi, và sự lo lắng là những trở ngại lớn nhất, không chỉ đối với thành công, mà với cả hạnh phúc nữa. Vì vậy, một trong những sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu với người nghèo là người giàu sẵn sàng hành động bất chấp nỗi sợ hãi. Người nghèo luôn để cho nỗi sợ hãi ngăn cản họ.
Tác giả Susan Jeffers thậm chí đã viết cả một cuốn sách rất hay về vấn đề này, tựa đề là Cảm nhận nỗi sợ hãi và hành động bằng mọi giá. Sai lầm lớn nhất mà đa số mọi người thường mắc phải là chờ đợi cho cảm giác sợ hãi sẽ dần lắng xuống hay biến mất trước khi họ sẵn sàng hành động. Những người đó thường chờ đợi mãi mãi.
Một trong các chương trình nổi tiếng của chúng tôi là Trại Đào tạo Chiến binh Khai Sáng. Trong chương trình đào tạo đó chúng tôi dạy rằng một chiến binh thực sự có thể “thuần hóa con rắn hổ mang chúa của nỗi sợ hãi” hay “chúa tể của sự sợ hãi”. Nó không nói phải giết con rắn hổ mang đó. Nó không nói phải rũ bỏ con rắn hổ mang đó, và nó cũng không nói phải chạy xa con rắn đó. Nó nói “thuần hóa” con rắn hổ mang đó.
Qui tắc Thịnh vượng số 37:
Một chiến binh thực sự có thể thuần hóa “con rắn hổ mang của nỗi sợ hãi”.
Trước hết bạn phải ý thức được rằng chúng ta không cần phải cố gắng thoát khỏi nỗi sợ hãi của mình vì mục đích thành công. Người giàu và những người thành đạt cũng có nhiều nỗi sợ hãi, sự nghi ngờ và cảm giác lo lắng. Nhưng họ không cho phép những cảm xúc này khiến họ dừng lại. Những người không thành công có nỗi sợ hãi, sự hoài nghi và sự lo lắng, và họ để những cảm xúc đó làm họ dừng lại.
Qui tắc Thịnh vượng số 38:
Không nhất thiết phải cố thoát khỏi nỗi sợ hãi vì mục đích thành công.
Bởi vì chúng ta là tạo hóa của thói quen, chúng ta cần phải tập luyện việc hành động bất chấp nỗi sợ hãi, bất chấp sự hoàn nghi, bất chấp sự lo lắng, bất chấp sự không chắc chắn, bất chấp sự không thoải mái, bất chấp sự thiếu tiện nghi, và thậm chí tập luyện hành động khi chúng ta không ở trong tâm trạng để hành động.
Tôi nhớ một buổi tối dạy ở Seattle, vào gần cuối buổi, tôi giới thiệu cho mọi người biết về chương trình ba ngày Millionaire Mind Intensive sẽ được tổ chức ở Vancouver. Một nông dân đứng dậy và nói, “Harv, tôi có ít nhất một tá thành viên gia đình và bạn bè tham dự khóa học, và kết quả đều không thể tưởng tượng được. Mỗi người trong số họ bây giờ mười lần hạnh phúc hơn trước, và tất cả bọn họ đang trên đường đến tự do tài chính. Họ đều nói đó là những khóa học có thể thay đổi cuộc sống, và nếu anh tổ chức khóa học đó ở Seattle, tôi nhất định cũng sẽ đến.”
Tôi cảm ơn anh ta vì những xác nhận khen ngợi rồi tôi hỏi liệu anh ta có sẵn sàng để được hướng dẫn. Anh ta đồng ý, và tôi nói, “Tôi chỉ có ba từ cho bạn.” Anh ta vui vẻ đáp lại, “Đó là gì vậy?” và tôi đáp lại cộc lốc: “Anh đang túng quẫn!”
Rồi tôi hỏi về tình trạng tài chính của anh. Anh ta ngượng ngùng trả lời, “Không tốt lắm.” Tất nhiên tôi trả lời, “Hèn chi.” Rồi tôi bắt đầu cường điệu và say sưa nói trước mặt cả thính phòng: “Nếu bạn để cho ba giờ lái xe hay ba giờ bay hay ba ngày đi đường vất vả ngăn bạn làm những gì bạn muốn và cần làm, vậy thì sẽ còn những gì ngăn cản bạn nữa đây? Đây là câu trả lời đơn giản: bất cứ cái gì! Bất cứ cái gì cũng có thể ngăn cản bạn. Không phải bởi vì độ lớn của thử thách mà bởi vì độ lớn của bạn!
“Rất đơn giản”, tôi tiếp tục, “Hoặc bạn sẽ là người bị ngăn cản lại, hoặc bạn sẽ là người không bị ngăn cản! Bạn là người lựa chọn. Nếu bạn muốn tạo ra sự giàu có hay bất kỳ dạng thành công nào khác, bạn phải là một chiến binh. Bạn phải sẵn sàng làm bất cứ cái gì cần thiết. Bạn phải rèn luyện bản thân để không bị ngăn cản bởi bất cứ cái gì.
Việc làm giàu không phải lúc nào cũng thuận tiện. Làm giàu không suông sẻ, thuận lợi, hay nhanh chóng, dễ dàng. Trên thực tế, đôi khi việc làm giàu là vô cùng vất vả. Nhưng vậy thì sao? Một trong những nguyên tắc sống của người chiến binh được khai sáng là: “Nếu bạn chỉ sẵn sàng làm những việc đơn giản thì cuộc sống của bạn sẽ đầy rẫy khó khăn. Nhưng nếu bạn quyết tâm làm những việc khó khăn thì cuộc sống của bạn sẽ đơn giản”. Người giàu không đặt cơ sở hành động của mình vào những gì dễ dàng hay thuận tiện; cách sống này là ngược lại đối với người nghèo.”
Qui tắc Thịnh vượng số 39:
Nếu bạn chỉ sẵn sàng làm những việc đơn giản thì cuộc sống của bạn sẽ đầy rẫy khó khăn, nhưng nếu bạn quyết tâm làm những việc khó khăn thì cuộc sống của bạn sẽ đơn giản.
Sau đó, người nông dân đã bắt đầu cuộc tranh luận này lên bục và cảm ơn tôi vì đã mở “mắt cho anh ta”. Tất nhiên anh ta đã ghi danh theo khóa học (mặc dù nó tổ chức ở Vancouver), nhưng điều buồn cười nhất là tôi đã vô tình nghe được anh ta nói qua điện thoại khi tôi dời khỏi phòng chính xác “bài phát biểu” tôi vừa nói với anh ta, với các bạn anh ở đầu kia dây nói. Tôi đoán điều anh nói đã có hiệu quả vì hôm sau anh ta gọi lại và đăng ký thêm ba suất học. Tất cả họ đến từ Bờ Đông, và họ đến Vancouver.
Bây giờ chúng ta đang nói về sự thoải mái, vậy về sự không thoải mái thì sao? Tại sao chúng ta buộc phải hành động bất chấp cảm giác không thoải mái lại quan trọng như thế? Bởi vì cảm giác thoải mái là vị trí mà bạn đang đứng lúc này. Nếu muốn chuyển sang một cấp độ mới trong cuộc sống mới thì bạn phải phá vỡ qua “vùng an toàn” và thực hành làm những việc không thoải mái.
Giả sử bạn hiện đang ở cấp độ 5 của cuộc sống và bạn muốn tiến lên cuộc sống cấp độ 10. Cấp độ 5 trở xuống nằm trong vùng thoải mái của bạn, nhưng từ cấp độ 6 trở lên lại nằm ngoài “hộp đen” của bạn, nằm trong khu vực không thoải mái của bạn. Có nghĩa là, để tiến lên cấp độ 10 từ cấp độ 5 của cuộc sống, bạn sẽ phải đi qua vùng không thoải mái của mình.
Người nghèo và đa số người thuộc tầng lớp trung lưu không sẵn sàng đối mặt với sự không thoải mái. Hãy nhớ, được sống thoải mái là sự ưu tiên lớn nhất của họ trong cuộc đời. Nhưng cho phép tôi nói cho bạn một bí mật chỉ người giàu và những người rất thành công biết: sống trong sự thoải mái đã được đánh giá quá cao. Sống thoải mái có thể làm bạn cảm thấy ấm cúng, mờ ảo và an toàn, nhưng nó không cho phép bạn phát triển. Để phát triển như một cá nhân bạn phải mở rộng vùng thoải mái của mình. Khoảng thời gian duy nhất bạn thực sự phát triển là khi bạn ra ngoài vùng thoải mái của mình.
Cho phép tôi hỏi một câu. Lần đầu tiên khi bạn thử một điều gì đó mới, bạn cảm thấy thoải mái hay không thoải mái? Thường là không thoải mái. Nhưng sau đó thì sao? Bạn càng làm thì bạn càng thấy nó thoải mái, đúng không? Mọi việc đều diễn ra như thế. Lúc đầu tất cả đều không thoải mái, nhưng nếu bạn kiên trì với nó và tiếp tục, bạn rốt cuộc sẽ chuyển từ vùng không thoải mái sang vùng thoải mái và cứ tiếp tục. Khi đó bạn sẽ có vùng thoải mái mới, được mở rộng, có nghĩa là bạn trở thành một người “lớn hơn”.
Tóm lại, thời điểm duy nhất mà bạn đang thật sự lớn lên là lúc bạn không cảm thấy thoải mái. Vậy thì từ giờ trở đi, hễ bạn cảm thấy không thoải mái, thì thay vì rụt đầu vào chiếc mai rùa có tên “vùng thoải mái” như trước đây bạn vẫn làm, hãy vỗ nhẹ vai mình để tự khích lệ mình và nói: “Tôi cần phải lớn lên”, và tiếp tục tiến lên phía trước.
Qui tắc Thịnh vượng số 40:
Thời điểm duy nhất mà bạn đang thật sự lớn lên là lúc bạn cảm thấy không thoải mái.
Nếu bạn muốn giàu có và thành công thì bạn cần thoải mái với công việc không thoải mái. Hãy thực hành một cách có ý thức việc bước vào vùng không thoải mái của mình và làm những việc khiến bạn từng e ngại. Đây là một phương trình mà tôi muốn bạn ghi nhớ suốt cuộc đời bạn: VTM = VTV.
Nó có nghĩa Vùng Thoải Mái của bạn bằng với Vùng Thịnh Vượng của bạn.
Bằng việc mở rộng vùng thoải mái, bạn sẽ làm tăng thu nhập và mở rộng vùng giàu có, vùng Thịnh vượng của bạn. Bạn càng thoải mái hơn, bạn sẽ càng ít gặp rủi ro hơn, càng ít cơ hội để bạn thử thách hơn, càng ít người bạn sẽ gặp hơn, và càng ít chiến lược mới để bạn thử hơn. Bạn có hiểu lập luận của tôi? Khi sự thoải mái càng được bạn ưu tiên, thì bạn càng đang lệ thuộc vào nỗi sợ hãi nhiều hơn.
Ngược lại, khi bạn sẵn sàng căng bản thân bạn ra, bạn mở rộng vùng cơ hội của mình, và điều đó cho phép bạn thu hút và giữ được nhiều thu nhập và giàu có hơn. Tuy nhiên, khi bạn có container lớn (vùng thoải mái lớn), vũ trụ sẽ vội vã để làm đầy không gian đó. Người giàu và những người thành công có một vùng thoải mái rộng lớn, và họ không ngừng mở rộng nó để có khả năng thu hút và tích luỹ của cải nhiều hơn.
Chưa từng có ai chết vì không thoải mái, nhưng sống trong danh nghĩa của sự thoải mái đã giết chết nhiều ý tưởng, nhiều cơ hội, nhiều hành động và nhiều sự phát triển hơn tất cả mọi thứ cộng lại. Sự thoải mái làm chết hết mọi thứ! Nếu mục đích của bạn trong cuộc sống là được thoải mái, tôi đảm bảo ba điều. Thứ nhất, bạn sẽ không bao giờ giàu có. Thứ hai, bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc. Thứ ba, bạn không bao giờ biết tại sao bạn lại không có hạnh phúc và giàu có. Hạnh phúc không đến từ cuộc sống thờ ơ lãnh đạm, luôn luôn thắc mắc xem nó sẽ phải là cái gì. Hạnh phúc đến như là kết quả của việc sống trong tình trạng phát triển tự nhiên và sống theo hết khả năng của chúng ta.
Hãy thử điều đó. Lần sau khi bạn thấy không thoải mái, không chắc chắn, hay lo sợ, thay vì rút lui về chỗ an toàn, bạn hãy dũng cảm tiến lên phía trước. Hãy chú ý và thử cảm giác của sự không thoải mái, nhớ rằng đó chỉ là cảm giác và chúng không đủ sức mạnh để ngăn cản bạn. Nếu bạn bền chí tiếp tục bất chấp sự không thoải mái, cuối cùng bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình.
Cảm giác của sự không thoải mái có lên cao quá hay không không phải là vấn đề. Thực tế, khi cảm giác đó giảm xuống, hãy xem đó là một dấu hiệu để nâng cao mục tiêu của bạn, bởi vì giây phút mà bạn cảm thấy thoải mái chính là lúc bạn đã dừng phát triển lại. Tuy nhiên, để phát triển bản thân đến hết tiềm năng của bạn, bạn phải luôn luôn sống trên cạnh mép của cái hộp thoải mái của bạn.
Và bởi vì chúng ta là tạo hóa của thói quen, chúng ta phải thực tập để có thói quen mới. Tôi khuyến khích bạn, như tôi đã khuyến khích tất cả học viên của mình, hãy tập luyện hành động bất chấp nỗi sợ hãi, sự bất tiện, không thoải mái ngay cả khi bạn không có tâm trạng để làm việc này. Làm như thế, bạn sẽ nhanh chóng tiến lên một cấp độ sống cao hơn. Trên con đường ấy, hãy nhớ rằng bạn phải thường xuyên kiểm tra tài khoản ngân hàng của mình, bởi vì như đã được bảo đảm, nó cũng sẽ tăng nhanh.
Khi bàn tới điểm này trong một số khóa học của mình tôi thường hỏi các thính giả: “Có bao nhiêu người trong số các bạn ở đây sẵn sàng luyện tập hành động bất chấp nỗi sợ hãi và sự không thoải mái?” Thường thì tất cả mọi người sẽ giơ tay lên (có thể chỉ vì họ sợ đến chết rằng tôi sẽ chú ý và gọi họ). Rồi tôi chỉ nói: “Lời nói không không mất tiền mua! Để tôi thử xem liệu các bạn có nói ý đó không nhé”. Rồi tôi lấy ra một mũi tên gỗ có đầu nhọn bằng thép và giải thích rằng như một bài thực tập cho phần này bạn sẽ bẻ gẫy mũi tên bằng cổ họng của mình. Sau đó tôi trình diễn cách mũi tên cắm vào cổ họng bạn thế nào khi một người khác giữ đầu kia của mũi tên trên lòng bàn tay các ngón xòe ra. Ý tưởng là bạn sẽ đi thẳng vào đầu mũi tên và bẻ gẫy nó chỉ sử dụng cổ họng bạn, trước khi nó đâm vào cổ bạn.
Đến điểm này, phần lớn mọi người bị sốc! Thỉnh thoảng tôi yêu cầu một người tình nguyện nào đó để làm bài tập này, thỉnh thoảng tôi đưa mũi tên cho mọi người thử bẻ gãy. Tôi từng dẫn khoá học, khi hàng nghìn người đã bẻ gẫy những mũi tên!
Kỳ tích trên có thể được dạy lại? Vâng. Nó có đau không? Bạn đoán xem. Nó có không thoải mái? Tất nhiên rồi. Nhưng ý tưởng là nỗi sợ và sự không thoải mái không thể ngăn cản bạn. Ý tưởng ở đây là thực tập để rèn luyện trí óc bạn sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết, và để hành động bất chấp nỗi sợ hãi hoặc bất cứ cảm giác nào có thể có trong đầu bạn.
Phần lớn mọi người đều bẻ gẫy mũi tên? Đúng vậy, mọi người, những ai bước đến mũi tên với 100 phần trăm quyết tâm là phải bẻ gãy được nó. Và vì thế, những ai còn do dự, ngại ngần, chầm chậm bước tới một cách miễn cưỡng, hoặc không hề bước tới, đều không làm được điều đó.
Sau thí nghiệm với mũi tên, tôi hỏi mọi người: “Bao nhiêu người trong số các bạn thấy mũi tên trên thực tế dễ bẻ gẫy hơn đầu óc bạn đã nghĩ?” Tất cả đều đồng ý là việc ấy dễ hơn nhiều so với những gì họ nghĩ. Tại sao lại thế? Đây là một trong những bài học quan trọng nhất bạn đã từng được học.
Trí óc của bạn là nhà biên soạn những vở kịch nhiều kỳ vĩ đại nhất trong lịch sử. Nó nghĩ ra nhiều chuyện không thể tưởng tượng nổi, thường là dựa trên những bị kịch, thảm họa và hiểm họa về những điều chưa bao giờ xảy ra và chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra. Khi đề cập đến vấn đề này, Mark Twain đã nói một câu rất xác đáng: “Trong đời tôi đã vấp phải hàng ngàn vấn đề và hầu hết những vấn đề ấy không bao giờ xảy ra trong thực tế”.
Một trong những điều quan trọng nhất mà bạn sẽ không bao giờ hiểu được là bạn không phải là trí óc của bạn. Bạn lớn lao hơn và vĩ đại hơn trí óc của bạn. Trí óc của bạn chỉ là một phần của bạn, cũng như cánh tay bạn là một phần của bạn vậy.
Và đây là một câu hỏi thách thức suy nghĩ: Chuyện gì xảy ra nếu bạn có cánh tay giống hệt như trí óc bạn vậy? Nó được phân tán khắp cả mọi nơi, nó lúc nào cũng đánh bạn tơi tả, và nó không bao giờ im lặng. Bạn sẽ làm gì với nó? Phần lớn sẽ trả lời đại loại như “Cắt bỏ nó đi!” Nhưng cánh tay của bạn có sức mạnh nữa, vậy sao phải cắt bỏ nó đi? Câu trả lời đúng tất nhiên là bạn nên kiểm soát được nó, quản lý nó, và rèn luyện nó làm việc cho bạn thay vì chống lại bạn.
Qui tắc Thịnh vượng số 41:
Rèn luyện và quản lý trí óc của chính mình là kỹ năng quan trọng nhất bạn có thể sở hữu, vì mục đích cho cả hạnh phúc và thành công.
n luyện và quản lý trí óc của chính mình là kỹ năng quan trọng nhất bạn có thể sở hữu, vì mục đích cho cả hạnh phúc và thành công, và đó chính xác là tất cả những gì chúng tôi đã làm với cuốn sách này và sẽ tiếp tục làm với bạn nếu bạn sẽ tham gia một trong những chương trình của chúng tôi.
Bạn rèn luyện trí óc mình bằng cách nào? Bạn bắt đầu bằng việc quan sát. Hãy để ý rằng trí óc bạn liên tục sản sinh ra những suy nghĩ không ủng hộ thành công và hạnh phúc của bạn. Nếu bạn xác định được những suy nghĩ không ủng hộ đó, bạn có thể bắt đầu một cách có ý thức thay những suy nghĩ không làm bạn tăng sức mạnh bằng những suy nghĩ làm tăng sức mạnh của bạn. Bạn tìm những suy nghĩ làm tăng sức mạnh của mình từ đâu ra? Từ đây, ngay trong cuốn sách này. Từng lời tuyên bố trong sách này đều làm tăng sức mạnh những suy nghĩ theo cách thành công.
Hãy hấp thụ những cách suy nghĩ đó, cách sống, và những thái độ đó thành của chính bạn. Bạn không cần đợi lời mời chính thức. Hãy quyết định ngay bây giờ rằng cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn nếu bạn chọn suy nghĩ theo những cách chúng tôi miêu tả và trình bày trong sách này, thay cho suy nghĩ theo cách tự hủy hoại của thói quen vô thức từ quá khứ. Hãy quyết định rằng từ nay trở đi suy nghĩ của bạn sẽ không điều khiển bạn, mà bạn điều khiển suy nghĩ của mình. Từ nay, trí óc bạn không phải là thuyền trưởng con tàu, bạn là thuyền trưởng con tàu cuộc đời bạn, và trí óc bạn làm việc cho bạn.
Bạn có thể lựa chọn những suy nghĩ của mình.
Bạn có những khả năng tự nhiên để xóa đi mọi suy nghĩ không ủng hộ bạn, tại bất cứ thời điểm nào. Bạn cũng có thể cài đặt những suy nghĩ tự làm tăng sức mạnh cho mình tại bất cứ thời điểm nào, đơn giản bằng cách lựa chọn để tập trung vào chúng. Bạn có năng lượng để kiểm soát trí óc bạn.
Như tôi đã nhắc đến trước đó, tại một trong các buổi đào tạo của tôi, một trong những người bạn gần gũi nhất của tôi và là tác giả sách bán chạy nhất, Robert Allen, đã nói một điều rất sâu sắc: “Không có suy nghĩ nào ở trong đầu bạn miễn phí.”
Điều câu trên muốn nói là bạn sẽ phải trả giá vì có những suy nghĩ tiêu cực. Bạn sẽ trả bằng tiền, bằng năng lượng, bằng thời gian, bằng sức khỏe, và bằng mức độ hạnh phúc của bạn. Nếu bạn muốn chuyển dịch nhanh lên mức độ mới cao hơn của cuộc sống, hãy bắt đầu phân loại suy nghĩ của bạn ra hai loại – làm tăng sức mạnh hoặc làm suy yếu sức manh. Hãy quan sát những suy nghĩ bạn có, xác định xem nếu chúng có hỗ trợ đối với hạnh phúc và thành công của bạn hay không. Rồi hãy lựa chọn và chỉ thực hiện những suy nghĩ làm tăng cường sức mạnh đồng thời từ chối và xóa bỏ những suy nghĩ không làm tăng cường sức mạnh cho bạn. Khi những suy nghĩ không hỗ trợ nổi “bong bóng” lên, hãy nói “Xóa bỏ” hay “Cảm ơn đã chia sẻ” rồi thay thế nó bằng những cách suy nghĩ hỗ trợ hơn. Tôi gọi đó là quá trình suy nghĩ tiềm năng, và hãy đánh dấu những từ này của tôi, nếu bạn thực hành nó cuộc sống của bạn sẽ không bao giờ như thế nữa. Đó là một lời hứa!
Vậy đâu là sự khác biệt giữa hai khái niệm “tư duy tiềm năng” và “tư duy tích cực”? Có một khoảng cách biệt, tuy không lớn nhưng rất sâu sắc. Đối với tôi, người ta sử dụng tư duy tích cực để làm như mọi thứ đều có màu hồng, trong khi họ thật sự tin là không phải thế. Với tư duy tiềm năng, chúng ta hiểu rằng mọi sự việc đều trung tính, rằng không thứ gì có ý nghĩa ngoại trừ cái ý nghĩa mà chúng ta gán cho nó, và rằng chúng ta sắp tạo dựng một câu chuyện và gán ý nghĩa của nó cho một thứ gì đó.
Đấy là sự khác biệt giữa tư duy tiềm năng và tư duy tích cực. Với tư duy tích cực người ta tin rằng suy nghĩ của họ là thật. Còn tư duy tiềm năng nhận ra rằng suy nghĩ của chúng ta không thật, nhưng bởi vì chúng ta đã dựng nên những câu chuyện rồi thì chúng ta hoàn toàn có thể dựng lên câu chuyện có tác dụng hỗ trợ chúng ta. Chúng ta không làm thế bởi vì những suy nghĩ mới của chúng ta là “thật” theo nghĩa tuyệt đối, mà bởi vì chúng hữu dụng hơn đối với chúng ta và làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn nhiều so với những suy nghĩ cũ không hỗ trợ.
Trước khi qua phần này, tôi phải báo động cho bạn, không thực hiện bài tập bẻ gẫy mũi tên ở nhà. Bài tập đó phải được chuẩn bị theo một cách đặc thù hoặc là bạn có thể làm tổn thương bản thân cũng như người khác xung quanh bạn. Trong chương trình chúng tôi sử dụng dụng cụ bảo vệ. Nếu bạn quan tâm đến dạng bài luyện tập rèn luyện tinh thần, hãy xem miêu tả chi tiết của chương trình Trại Rèn luyện Chiến binh Khai sáng của chúng tôi trên trang web. Chương trình đó sẽ cho bạn tất cả những gì bạn có thể xử lý và nhiều hơn thế!
Lời tuyên bố: Hãy đặt tay lên ngực bạn và nói:
“Tôi hành động bất chấp sự sợ hãi.”
“Tôi hành động bất chấp sự hoài nghi.”
“Tôi hành động bất chấp sự lo lắng.”
“Tôi hành động bất chấp sự thiếu tiện nghi.”
“Tôi hành động bất chấp sự không thoải mái.”
“Tôi hành động cả khi tôi không ở trong tâm trạng.”
Hãy đặt tay lên trán bạn và nói:
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú!”
Những hành động của Tư Duy Triệu Phú:

1. Hãy nêu ra ba nỗi lo lắng, quan tâm, hay sợ hãi lớn nhất của bạn liên quan đến tiền bạc và thành công. Hãy thách thức chúng. Với mỗi thứ, hãy viết ra những gì bạn có thể làm nếu hoàn cảnh mà bạn sợ thực tế xảy ra. Liệu bạn có vẫn tồn tại? Liệu bạn có thể làm lại tất cả? Rất có thể câu trả lời là Có. Bây giờ hãy chấm dứt lo lắng và bắt đầu làm giàu!
2. Thực tập việc ra ngoài vùng thoải mái của bạn. Hãy chú ý đưa ra những quyết định không thoải mái cho bạn. Nói chuyện với những người bình thường bạn sẽ không nói, yêu cầu tăng lương trong công việc của bạn hay tăng giá của bạn trong công việc kinh doanh, dậy sớm hơn một tiếng mỗi ngày, đi dạo trong rừng vào ban đêm. Tham gia chương trình Rèn luyện Chiến binh Khai sáng. Nó sẽ rèn luyện bạn trở nên không thể ngăn cản được!
3. Hãy áp dụng cách suy nghĩ tiềm năng. Hãy quan sát bản thân và cách suy nghĩ của bạn. Chỉ thực hiện những suy nghĩ hỗ trợ cho hạnh phúc và thành công của bạn. Hãy thách thức tiếng nói thì thầm trong đầu bạn bất cứ khi nào nó nói với bạn “Tôi không thể!” hay “Tôi không muốn làm” hay “Tôi không có tâm trạng đó!” Đừng cho phép tiếng nói dựa trên nỗi sợ và trên sự thoải mái đó chỉ huy bạn. Hãy liên kết với bản thân sao cho bất cứ khi nào tiếng nói đó cố gắng ngăn cản bạn làm một việc gì đó hỗ trợ cho thành công của bạn, bạn vẫn sẽ làm điều đó để chứng tỏ cho trí óc bạn rằng bạn là Sếp, không phải nó. Bạn sẽ không chỉ gia tăng độ tự tin của mình rất rõ ràng mà tiếng nói đó cũng sẽ im lặng dần vì nó nhận ra nó không có nhiều ảnh hưởng đối với bạn.

9.6. Suy nghĩ Triệu Phú số 15 - Bí quyết Tư Duy Triệu Phú T.Harv Eker

Người giàu làm cho tiền của họ làm việc chăm chỉ
Người nghèo làm việc chăm chỉ vì tiền của họ
Nếu bạn cũng giống như phần lớn người khác, có thể bạn đã lớn lên và được lập trình rằng bạn “phải làm việc chăm chỉ vì tiền.” Tuy nhiên, cũng rất có khả năng rằng bạn đã lớn lên với lập trình rằng phải biết cách làm cho tiền của bạn “làm việc chăm chỉ cho bạn” là rất quan trọng để có tự do tài chính.
Không phải bàn cãi, làm việc chăm chỉ là yếu tố rất quan trọng, nhưng nếu làm việc chăm chỉ không thôi thì bạn sẽ không bao giờ làm giàu được. Làm sao chúng ta biết điều đó? Bạn hãy nhìn ra trên thế giới xem. Có hàng triệu, hàng tỷ người đang làm việc quần quật suốt cả ngày lẫn đêm đấy thôi, nhưng tất cả họ có giàu không? Không! Phần lớn họ có giầu không? Không! Nhiều người trong số họ giầu không? Không! Phần lớn họ túng quẫn hay gần như túng quẫn.
Ngược lại, bạn thấy ai hay tha thẩn quanh các câu lạc bộ thể thao ngoài trời khắp thế giới? Ai dành cả buổi chiều để chơi golf, tennis hay bơi thuyền? Ai dành các ngày trong tuần để mua sắm và những nhiều tuần để đi nghỉ mát? Xin thưa, đó là người giàu! Vậy hãy nói thẳng như thế này: Ý nghĩ rằng “bạn phải làm việc chăm chỉ để giàu có” là thiếu cơ sở thực tế.
Khi đề cập đến đạo đức nghề nghiệp, kinh sách của đạo Tin Lành có câu: “Công việc đáng giá 1 đôla được trả 1 đôla”. Không có gì sai trong câu nói đó, chỉ có điều người ta quên bảo chúng ta nên làm gì với đồng đôla được trả ấy. Biết được nên làm gì với đồng đôla đó chính là điểm khởi đầu để bạn bước từ chỗ chỉ biết làm việc chăm chỉ sang chỗ làm việc một cách thông minh.
Người giàu có thể dành nhiều ngày để thư giãn, giải trí bởi vì họ làm việc thông minh. Họ hiểu và biết sử dụng đòn bẩy kinh doanh. Họ thuê những người khác làm việc cho họ và họ làm cho “tiền” phải làm việc cho họ.
Vâng, theo kinh nghiệm của tôi, bạn nhất định phải làm việc chăm chỉ vì tiền của bạn. Đối với người giàu, làm việc chăm chỉ, vất vả chỉ là một giải pháp tạm thời. Đối với người nghèo, tình trạng đó kéo dài mãi mãi. Người giàu hiểu rằng nói chung “bạn” phải làm việc chăm chỉ cho đến khi những đồng tiền của bạn làm việc chăm chỉ đủ để thay cho bản thân bạn. Họ hiểu rằng càng nhiều tiền của bạn làm việc thay cho bạn thì bạn càng ít phải làm việc hơn.
Nhớ rằng, tiền là năng lượng. Phần lớn mọi người bỏ năng lượng công việc vào và lấy ra năng lượng tiền bạc. Những người đạt được tự do tài chính học được cách thay thế đầu tư năng lượng công việc của họ bằng những dạng năng lượng khác. Những hình thức đó bao gồm công việc của người khác (OPW), hệ thống kinh doanh trong công việc của người khác (OPT, OPL), hay vốn đầu tư trong công việc của người khác (OPM). Như vậy, đầu tiên bạn vẫn phải làm việc chăm chỉ để kiếm tiền, rồi bạn để tiền bạc làm việc chăm chỉ cho bạn.
Khi nói đến cuộc chơi tiền bạc, phần lớn mọi người không có khái niệm làm sao để thắng. Mục đích của bạn là gì? Khi nào thì bạn thắng cuộc chơi này? Bạn nhắm tới ba bữa một ngày, 100,000 đôla một năm thu nhập, trở thành triệu phú hay nhiều-triệu phú?
Tại khóa học Millionaire Mind Intensive, mục đích của cuộc chơi tiền bạc chúng tôi dạy là để không bao giờ phải làm việc nữa… trừ khi bạn chọn như thế, và nếu nó hiệu quả, bạn “làm việc theo lựa chọn, không phải theo sự cần thiết.”
Nói cách khác, mục đích là phải tự do về tài chính càng sớm càng tốt. Định nghĩa về sự tự do tài chính của tôi khá đơn giản: đó là khả năng sống một cuộc sống bạn mong muốn mà không phải làm việc hay lệ thuộc tài chính vào người khác.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng cái “lối sống mong ước” của bạn sẽ tốn kém đấy. Vì vậy, để có thể thật sự tự do, bạn cầm phải kiếm ra tiền mà không phải làm việc. Thu nhập mà bạn không phải làm việc gọi là thu nhập thụ động. Muốn là người chiến thắng trong cuộc chơi tài chính, mục tiêu của bạn là phải kiếm đủ thu nhập thụ động để trang trải cho lối sống mong ước của bạn. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ trở nên tự do về tài chính khi thu nhập thụ động của bạn lớn hơn các khoản chi tiêu của bạn.
Tôi đã xác định được hai nguồn thu nhập thụ động chủ yếu. Nguồn thứ nhất là “tiền làm việc cho bạn.” Điều này bao gồm các khoản lãi đầu tư từ các công cụ đầu tư tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, các thị trường tiền tệ, các quỹ hỗ tương, cũng như sở hữu các vật thế chấp hay những tài sản có giá trị gia tăng và có thể chuyển đổi thành tiền mặt.
Nguồn thu nhập thụ động chính thứ hai là “hoạt động kinh doanh làm việc cho bạn”. Nguồn này tạo ra thu nhập liên tục từ các hoạt động kinh doanh mà cá nhân bạn không cần phải trực tiếp tham gia để chúng hoạt động và đem lại thu nhập. Những ví dụ bao gồm cho thuê bất động sản, tiền nhuận bút từ sách, âm nhạc, hay phần mềm, bản quyền các ý tưởng, trở thành một người nhượng quyền kinh doanh, làm chủ nhiều kho hàng, sở hữu các máy bán hàng tự động hoặc máy chơi điện tử, tiếp thị mạng lưới…Nó cũng bao gồm thành lập bất kỳ các doanh nghiệp “dưới trời và trăng, sao” có hệ thống để làm việc không cần bạn. Một lần nữa, đây là câu chuyện năng lượng. Ý tưởng ở đây là những doanh nghiệp đó phải hoạt động và đem lại giá trị cho mọi người, thay cho bạn.
Như tiếp thị mạng lưới chẳng hạn, là một phương thức kỳ diệu. Trước hết, công việc này thường không đòi hỏi bạn phải bỏ ra ngay một số vốn lớn. Thứ hai, một khi bạn đã thực hiện những phần việc cơ bản ban đầu thì nó cho phép bạn có thể có thu nhập “chảy” về liên tục (một dạng khác của thu nhập không cần bạn làm việc) năm này qua năm khác. Hãy thử tạo ra cái đó từ việc làm đều đặn từ chín giờ sáng đến mười bẩy giờ!
Tôi không muốn nhấn mạnh thêm về tầm quan trọng của việc tạo ra các nguồn thu nhập thụ động. Điều này hết sức đơn giản: không có thu nhập thụ động, bạn không bao giờ có thể được tự do về tài chính. Nhưng, và đây là cái “nhưng” to, bạn có biết đa số mọi người đều cảm thấy khó khăn trong việc tạo ra thu nhập thụ động. Ở đây có ba lý do.
Thứ nhất là do suy nghĩ đã định hình trong tâm thức. Hầu hết chúng ta được lập trình để không tạo ra thu nhập thụ động. Khi bạn ở độ tuổi thanh thiếu niên và bạn cần tiền. Lúc đó cha mẹ bạn nói gì? Họ có nói: “OK, hãy ra ngoài mà tạo ra thu nhập thụ động”? Khó tin! Đa số các bậc phụ huynh của chúng ta bảo con cái rằng: “Hãy tự đi làm mà kiếm tiền”, “Tìm một công việc mà làm” hay một câu khác đại loại thế. Chúng ta được dạy phải làm việc kiếm tiền, còn tạo ra thu nhập thụ động là xa lạ với đa số chúng ta.
Thứ hai, đa số chúng ta không bao giờ được dạy cách tạo ra thu nhập thụ động.
Trong trường tôi, Thu Nhập Thụ động 101 là một môn khác nữa trước đó không bao giờ được giới thiệu. Khi đó, chúng tôi được học việc làm đồ mộc và việc làm đồ sắt (hãy để ý, đều là việc làm cả) và tôi đã làm được một cái chân đèn thắp nến tuyệt đẹp cho mẹ tôi. Vì chúng ta không được học về cấu trúc để tạo nên thu nhập thụ động trong trường học, chúng ta có thể học nó ở đâu nữa đây? Kết quả cuối cùng là phần lớn chúng ta không biết gì về điều đó, và vì vậy không làm gì về điều đó.
Cuối cùng, do chúng ta không bao giờ được tiếp cận hay được gợi ý về thu nhập thụ động và đầu tư, nên chúng ta không quan tâm nhiều đến nó. Chúng ta đã để nghề nghiệp và các lựa chọn kinh doanh của mình lệ thuộc chủ yếu vào thu nhập từ công việc. Nếu từ nhỏ bạn đã hiểu rằng mục tiêu tài chính hàng đầu là tạo ra thu nhập thụ động, thì chắc bạn đã xem xét lại một số lựa chọn nghề nghiệp ấy phải không nào?
Tôi thường xuyên khuyên mọi người hãy mạnh dạn lựa chọn, thậm chí thay đổi hoạt động kinh doanh hay nghề nghiệp của họ (nếu cần) để tìm một hướng đi mới sao cho việc tạo ra thu nhập thụ động là tự nhiên và tương đối dễ dàng với mọi người. Điều đó đặc biệt quan trọng, bởi vì hiện nay có quá nhiều người làm việc trong các ngành dịch vụ và đích thân họ phải có mặt ở đó và trực tiếp bỏ sức lực ra để kiếm tiền. Không có gì sai trái khi làm việc trong các ngành dịch vụ, nhưng chỉ trừ trường hợp bạn đầu tư thành công một cách khác thường, nếu không bạn sẽ bị “cột chặt” vào công việc và bạn sẽ mãi mãi không được nghỉ ngơi.
Bằng cách lựa chọn các cơ hội kinh doanh có khả năng tạo ra thu nhập thụ động, bạn sẽ nhận được cái tốt nhất của hai thế giới – đó là thu nhập nhờ làm việc hiện nay và thu nhập thụ động sau này.
Không may, hầu như tất cả mọi người đều được lập trình để chỉ có thu nhập từ làm việc và chống lại thu nhập thụ động. Thái độ đó sẽ được thay đổi hoàn toàn sau khi bạn tham dự khóa Millionaire Mind Intensive, ở đó nhờ sử dụng các kỹ thuật thực nghiệm chúng tôi thay đổi kế hoạch tài chính trong tâm thức bạn để sao cho việc kiếm được thu nhập thụ động trở thành bản năng bình thường và tự nhiên đối với bạn.
Người giàu luôn nghĩ dài hạn. Người giàu luôn cân bằng giữa các khoản chi tiêu thụ hưởng hiện tại với việc đầu tư cho tự do trong tương lai. Trong khi đó người nghèo chỉ nghĩ đến chuyện trước mắt. Họ lái cuộc đời mình theo những thỏa mãn tức thời. Người nghèo biện hộ: “Làm sao mà tôi có thể suy nghĩ về ngày mai, khi tiền của tôi chỉ vừa đủ để tồn tại ngày hôm nay?” Vấn đề nằm ở chỗ cuối cùng thì cái “ngày mai” đó sẽ trở thành “hôm nay”, nghĩa là nếu bạn không lưu tâm đến vấn đề ngày mai thì khi ngày mai đến, bạn cũng sẽ phải nhắc lại chính câu nói đó mà thôi.
Để gia tăng sự giàu có của mình, bạn hoặc là phải kiếm được nhiều hơn, hoặc là phải sống bằng ít tiền hơn. Tôi không thấy ai chĩa súng vào đầu bạn bảo bạn ngôi nhà bạn phải sống, loại xe bạn phải chạy, quần áo bạn phải mặc hay loại đồ bạn phải ăn. Bạn có toàn quyền để lựa chọn những điều đó. Đó là vấn đề của sự ưu tiên. Người nghèo lựa chọn ưu tiên dựa trên nguyên tắc bây giờ, người giàu lựa chọn dựa trên sự cân bằng.
Suốt hai mươi lăm năm cha mẹ vợ tôi sở hữu cửa hàng tạp phẩm, một loại dở hơn 7-Eleven và nhỏ hơn nhiều. Phần lớn thu nhập của họ là từ việc bán thuốc lá, kẹo, kem, sing-gôm, và nước soda. Họ thậm chí không bán vé xổ số hồi đó. Giá bán trung bình một thứ nhỏ hơn một đôla. Tóm lại, họ ở trong một việc kinh doanh nhỏ xíu. Họ không ăn ở ngoài, không mua quần áo mốt, không lái xe mới nhất. Họ sống thoải mái và bình thường nhưng thậm chí họ đã trả hết cầm cố nhà, mua được một nửa tòa nhà có cửa hiệu của họ. Ở tuổi năm mươi nhăm, bằng cách tiết kiệm và đầu tư, cha mẹ vợ tôi đã có thể nghỉ hưu.
Tôi ghét phải là người nói cho bạn điều này, nhưng đối với phần lớn chúng ta việc mua đồ đáp ứng sự thỏa mãn tức thì là không gì khác hơn là một cố gắng vô ích để trang điểm cho sự không hài lòng của chúng ta trong cuộc sống. Thường là, việc chi tiêu số tiền bạn không có bắt nguồn từ nhu cầu thể hiện những cảm xúc bạn có. Triệu chứng đó rất phổ biến và được biết như là hiệu ứng chi tiêu vô thức, một căn bệnh tâm lý của những người luôn chi tiêu quá mức cần thiết. Chi tiêu quá mức và nhu cầu thỏa mãn tức thì không có gì nhiều liên quan đến những gì bạn mua, và có tất cả mọi liên hệ với sự thiếu hài lòng trong cuộc sống của bạn. Tất nhiên, chi tiêu quá mức không bắt nguồn từ cảm xúc tức thời của bạn mà nó đến từ kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn.
Theo Natalia, một học viên khác của chúng tôi, cha mẹ cô là những kẻ hà tiện hết mức. Họ dùng phiếu khuyến mãi cho mọi thứ. Mẹ cô có hộp xếp đầy những phiếu khuyến mãi các kiểu được phân ra theo từng loại. Cha cô có chiếc xe mười lăm năm tuổi bị gỉ sét và Natalia rất ngại bị nhìn thấy ngồi trong xe đó, nhất là khi mẹ cô đến đón ở trường. Mỗi khi ngồi vào xe cô luôn cầu mong cho không có ai nhìn thấy. Đi nghỉ hè, gia đình cô không bao giờ ở khách sạn, thậm chí không bao giờ đi máy bay, mà lái xe mười một ngày xuyên qua đất nước và cắm trại dọc đường, hàng năm!
Mọi thứ đều “quá đắt”. Theo cách họ hành xử, Natalia đã nghĩ họ rất túng quẫn. Nhưng cha cô có thu nhập cô tin là khá cao vào thời gian đó, 75,000 đôla một năm. Điều đó làm cô bị lẫn lộn. Vì cô ghét những thói quen hà tiện của họ, cô trở nên ngược lại. Cô muốn mọi thứ phải là đẳng cấp cao và đắt tiền. Khi cô ra ở riêng và bắt đầu làm ra tiền, cô thậm chí không nhận ra rằng, chớp nhoáng là cô tiêu hết tiền cô có, và hơn chút nữa!
Natalia có nhiều thẻ tín dụng, thẻ thành viên, bạn có thể liệt kê tiếp ra. Cô gom lượm tất cả những thứ đó nhiều đến mức cô không thể thanh toán ở mức thấp nhất được nữa! Đó là khi cô ghi tên vào khóa học Millionaire Mind, và cô nói nó đã cứu đời cô.
Trong lớp Millionaire Mind Intensive, khi vào phần chúng tôi xác định “cá tính tiền bạc” của bạn, cả thế giới của Natalia bị thay đổi. Cô nhận ra tại sao cô đã tiêu hết tiền của mình. Đó là cách phản đối của cô với cha mẹ mình vì sống quá hà tiện. Đó cũng là cách cô chứng tỏ mình với thế giới rằng cô không hà tiện. Từ khóa học đó, với kế hoạch tài chính trong tâm thức đã thay đổi của mình, Natalia cô không còn thấy có nhu cầu phải chi tiêu tiền của mình một cách ngu ngốc nữa.
Natalia nói rằng gần đây, khi đi ngang qua những trung tâm mua sắm và thấy những ánh sáng lấp lánh từ các tủ trưng bày quần áo của một trong những cửa hàng cô yêu thích, đầu óc cô sẽ nói ngay, “Cái áo khoác này rất hợp với mình, nhất là với mớ tóc vàng của mình, mình cần nó, mình không có bộ áo mùa đông nào thật đẹp cả”. Vậy là cô ghé vào cửa hàng, và khi cô thử nó, cô để ý tờ phiếu ghi giá, 400 đôla. Cô chưa bao giờ chi nhiều thế cho một cái áo khoác. Trong đầu cô lại nói: “Thì sao nào, cái áo trông sẽ lộng lẫy trên người mình! Hãy lấy nó! Mình sẽ kiếm tiền lại sau.”
Đấy chính là khi cô nói cô nhận thấy khoá học Milliionải Mind Intensive đã có tác dụng và ảnh hưởng sâu sắc thế nào. Hầu như ngay khi đầu óc cô đề nghị mua cái áo, trí óc mới với thái độ tích cực của cô đã lên tiếng: “Tốt hơn là bạn nên dừng việc này lại và cho 400 đôla đó vào tài khoản Tự do tài chính của mình! Bạn cần áo đó để làm gì? Bạn đã có áo rét đủ tốt cho hiện nay rồi.”
Một cách vô thức, cô đã để chiếc áo lại để hôm sau thay vì mua nó ngay lúc đó như mọi khi. Và cô không bao giờ quay lại để mua chiếc áo đó.
Natalia nhận ra rằng hồ sơ tâm thức thích thỏa mãn vật chất của cô đã được thay bằng hồ sơ “tự do tài chính”. Cô không còn được cài đặt để tiêu xài nữa. Cô biết bây giờ là lúc sử dụng những cái tốt nhất cha mẹ đã làm mẫu cho cô là tiết kiệm tiền, cùng lúc đó là để chăm sóc bản thân bằng tài khoản vui chơi của mình.
Vậy là Natalia gửi cha mẹ đến khóa học để họ có thể sống cân bằng hơn. Cô vui mừng báo rằng bây giờ họ sống trong khách sạn, mua xe mới, và học cách làm cho tiền làm việc cho họ, họ đã nghỉ hưu khi là những triệu phú.
Bây giờ, Natalia hiểu rằng cô không cần phải là người tằn tiện vì cha mẹ cô đã trở thành triệu phú. Nhưng cô cũng biết rằng nếu cô chi tiêu một cách vô thức như trước, cô sẽ không bao giờ có tự do tài chính. Natalia nói, “Cảm giác thật tuyệt vời khi có tiền của mình và và cả trí óc của mình trong sự kiểm soát.”
Lần nữa, ý tưởng của việc phải làm cho tiền của bạn làm việc chăm chỉ cho bạn là khi bạn làm như thế, tức là bạn sẽ tiết kiệm và đầu tư thay vì coi nhiệm vụ cuộc đời bạn là tiêu hết tiền.
Thật là chớ trêu: người giàu có rất nhiều tiền và chi tiêu ít, trong khi người nghèo có rất ít tiền và chi tiêu nhiều.
Dài hạn thay vì ngắn hạn: người nghèo làm việc để kiếm tiền để sống hôm nay; người giàu làm việc để kiếm tiền để trả cho các vụ đầu tư của họ, những thứ sẽ trả tiền cho tương lai của họ.
Người giàu mua tài sản, những thứ có thể tăng giá trị trong tương lai. Người nghèo mua các khoản chi phí, những thứ nhất định sẽ mất giá. Người giàu tích tụ đất đai. Người nghèo tích tụ hóa đơn.
Tôi sẽ nói với các bạn những gì tôi vẫn thường bảo các con tôi: “Hãy mua bất động sản”. Tốt nhất là nếu bạn có thể mua những bất động sản có thể đem lại dòng thu nhập dương, nhưng theo tôi bất kỳ bất động sản nào cũng còn hơn không có bất động sản. Tất nhiên, bất động sản có thể lên hay xuống, nhưng cuối cùng, sau năm, mười, hai mươi hay ba mươi năm sau, bạn có thể chắc chắn rằng nó sẽ trị giá hơn rất nhiều hôm nay, và nó có thể là tất cả những gì bạn cần để trở nên giàu có.
Hãy mua những gì bạn có thể mua bây giờ. Nếu cần số vốn lớn hơn, bạn có thể cộng tác với những người bạn biết rõ và tin cậy. Trường hợp duy nhất khiến bạn gặp rắc rối với bất động sản là khi bạn mở rộng kinh doanh quá nhanh và buộc phải bán khi thị trường đi xuống. Nếu bạn để ý tới lời khuyên trước đây của tôi và quản lý tiền một cách đúng đắn, thì khả năng việc này xảy ra sẽ cực kỳ thấp, thậm chí hầu như không bao giờ xảy ra. Như một câu nói, “Đừng đợi để mua bất động sản, hãy mua bất động sản và đợi.”
Tôi đã kể cho bạn nghe ví dụ về hiệu quả của việc đầu tư vầo bất động sản của cha mẹ vợ tôi, vậy sẽ công bằng khi tôi lấy ví dụ liên quan đến cha mẹ đẻ tôi. Cha mẹ tôi không nghèo, nhưng chỉ thuộc tầng lớp trung lưu. Cha tôi làm việc vô cùng chăm chỉ, còn mẹ tôi ở nhà với các anh em chúng tôi vì sức khỏe bà rất kém. Cha tôi là thợ mộc và ông nhận thấy rằng tất cả những nhà thầu xây dựng thuê ông là những người đầu tư vào những khu đất họ mua nhiều, nhiều năm trước đó. Ông cũng nhận ra rằng họ đều là những người rất giàu. Cha mẹ tôi cũng dành dụm những đồng tiền ít ỏi của mình và cuối cùng cũng đủ để mua một lô đất rộng hơn ba nghìn mét vuông cách thành phố nơi họ sống 30km. Họ mua khu đất lúc đó với giá 60.000 đôla. Mười năm sau, một nhà đầu tư phát triển bất động sản quyết định sẽ xây dựng một khu thương mại lớn trên khu đất đó. Cha mẹ tôi đã bán với giá 600.000 đôla. Trừ đi số tiền đầu tư ban đầu, họ kiếm được lợi tức trung bình là 54.000 đôla một năm từ vụ đầu tư này, trong khi cha tôi chỉ nhận được khoảng 15.000 đô la cho đến 20.000 đôla một năm từ công việc của ông. Tất nhiên, giờ thì cha mẹ tôi đã nghỉ hưu và sống rất thoải mái, nhưng tôi bảo đảm rằng không có vụ mua bán bất động sản này thì họ sẽ sống đạm bạc. Thật may mắn sao cha tôi đã nhận ra sức mạnh của đầu tư và nhất là giá trị của việc đầu tư vào bất động sản. Bây giờ thì bạn biết tại sao tôi tích cóp đất đai.
Khi người nghèo nhìn đồng đôla chỉ như một đôla để trao đổi lấy một thứ gì đó họ muốn ngay bây giờ, người giàu coi một đồng đôla như một hạt giống có thể gieo trồng để thu hoạch hàng trăm đôla khác để rồi chúng có thể được gieo trồng tiếp nhằm cho thu hoạch hàng nghìn đôla khác nữa. Hãy suy nghĩ về điều đó. Mỗi đôla bạn chi tiêu hôm nay có thể sẽ làm tiêu mất của bạn hàng trăm đôla ngày mai. Cá nhân tôi coi mỗi đôla của mình như một người “chiến sĩ đầu tư”, và sứ mệnh của chúng là “tự do”. Không cần phải nói rằng tôi rất cẩn trọng với những “chiến sĩ tự do” của mình và không cho phép mình vung vãi chúng nhanh chóng hay dễ dãi.
Qui tắc Thịnh vượng số 35:
Người giàu coi mỗi đô la như một “hạt giống” có thể gieo trồng để thu hoạch hàng trăm đôla khác để rồi chúng có thể được gieo trồng tiếp nhằm cho thu hoạch hàng nghìn đôla khác nữa.
Bí quyết ở đây là bạn phải được đào tạo. Hãy học hỏi về thế giới đầu tư. Hãy làm quen với hàng loạt những công cụ đầu tư và các công cụ tài chính khác nhau như bất động sản, thế chấp, chứng khoán, trái phiếu, trao đổi ngoại tệ… và hàng loạt những thứ khác. Sau đó, hãy chọn một lĩnh vực chính mà bạn muốn trở thành một chuyên gia. Hãy bắt đầu đầu tư trong lĩnh vực đó và rồi sau đó mới mở rộng sang lĩnh vực khác.
Điều đó dẫn đến kết luận sau: người nghèo làm việc chăm chỉ và chi tiêu hết tất cả tiền bạc của họ và kết quả là họ phải làm việc chăm chỉ mãi mãi. Người giàu làm việc chăm chỉ, tiết kiệm, và rồi đầu tư tiền bạc của họ để họ không bao giờ phải làm việc chăm chỉ nữa.
Lời tuyên bố: Hãy đặt tay lên ngực bạn và nói:
“Tiền của tôi làm việc chăm chỉ cho tôi và mang đến cho tôi nhiều tiền hơn.”
Hãy đặt tay lên trán bạn và nói:
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú!”
Những hành động của Tư Duy Triệu Phú:
1. Hãy đào tạo bản thân về đầu tư. Hãy tham gia các khóa học về đầu tư. Hãy đọc it nhất một cuốn sách về đầu tư mỗi tháng. Hãy đọc các tạp chí về đầu tư và tài chính.
Tôi không đề nghị bạn làm theo những lời khuyên của họ, tôi khuyến cáo bạn làm quen với những khái niệm và cơ hội tài chính xung quanh. Rồi hãy chọn một lĩnh vực để trở thành chuyên gia và bắt đầu đầu tư trong lĩnh vực đó.
2. Hãy thay đổi tập trung của bạn từ các thu nhập chủ động sang thu nhập thụ động. Hãy nêu ra ít nhất ba chiến lược để bạn có thể tạo ra thu nhập thụ động (mà không phải làm việc), trong đầu tư hay kinh doanh.
Hãy bắt đầu nghiên cứu và thực hiện những chiến lược đó.
3. Hãy xác định hoàn cảnh hay một cá nhân tiêu cực trong cuộc sống của bạn. Hãy tách mình ra khỏi hoàn cảnh hay cá nhân đó. Nếu đó là gia đình hay thành viên gia đình bạn, hãy chọn ở bên họ ít hơn.
Hãy đừng chờ để mua bất động sản. Hãy mua bất động sản rồi chờ đợi.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More