Showing posts with label Doanh nhân. Show all posts
Showing posts with label Doanh nhân. Show all posts

Tuesday, May 27, 2014

Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú”

Nhân viên trông xe, thợ cắt cỏ, lượm và bán quả óc chó, thậm chí là nhân viên rửa bát thuê … Đó là những công việc mà các tỷ phú hàng đầu thế giới đã từng làm trước khi họ thực sự trở thành các “tỷ phú” ngày hôm nay.
Michael Dell – Nhân viên rửa bát thuê
Sinh năm 1965 tại Houston, Texas, Michael Dell trở thành tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ vào năm 1999. Ông là nhà đồng sáng lập và CEO của một trong những công ty sản xuất máy tính cá nhân phổ biến nhất thế giới – Dell Computer. Mặc dù được sinh ra trong 1 gia đình Do Thái cao cấp nhưng ít ai biết rằng, Micheal Dell khời nghiệp với nghề … rửa bát thuê cho một nhà hàng Trung Quốc khi mới 12 tuổi.
Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú” - 1
Michael Dell – từ rửa bát thuê thành tỷ phú
Một thời gian sau ông chuyển sang 1 nhà hàng khác và được giao nhiệm vụ chở nước. Ông được bổ nhiệm vị trí trợ lý cho chủ nhà hàng này trước khi ông ấy rời đến một nhà hàng của Mexico. Sau đó, ông bắt đầu bán báo dài hạn cho tạp chí Post ở Houston qua điện thoại. Đây cũng là cơ sở để Michael Dell bắt đầu xây dựng sự nghiệp kinh doanh của mình.
Để tăng số báo bán, Michael lập danh sách những người mua báo dài hạn vừa lập gia đình cho vào máy tính lưu trữ. Sau đó, Michael gửi "quà cưới" đến nhà các đôi uyên ương đó bằng cách tặng báo nhiều tuần liên tiếp.
Kết quả là, hầu hết các khách hàng đều vui vẻ đặt mua báo dài hạn và Michael bỏ túi khoảng 18.000 USD cho thương vụ này. Đồng thời, ông cũng mua máy tính cũ, sửa chữa bán lại và dần dần mở một công ty cho riêng mình để bây giờ, nó trở thành một thương hiệu “không thể thay thế” trong thế giới máy tính – Dell.
Bill Gates – Lập trình viên
Bill Gates, ông chủ của Microsoft, từng là sinh viên bỏ học trường đại học danh tiếng Havard để có thể dành hết thời gian cho công nghệ. Công việc đầu tiên của ông là lập trình viên máy tính cho TRW khi còn là học sinh năm cuối phổ thông. Ngoài ra, vị tỷ phú này cũng đã  bắt đầu quỹ từ thiện để giúp đỡ những người nghèo thoát khỏi cảnh đói nghèo và dịch bệnh ở các nước đang phát triển cùng với vợ của mình là Melinda Gates. Ông cũng liên tục là người giàu nhất hành tinh trong 10 năm liền trước khi bị soán ngôi bởi Warren Buffett.
Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú” - 2
Tỷ phú giàu nhất thế giới – Bill Gates
Steve Jobs – Nhân viên thời vụ ở HP
Nhắc đến Steve Jobs, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thiên tài không bằng cấp, người đã thành công trên 3 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau: máy tính, âm nhạc và phim hoạt hình. Ông là chủ tịch hội đồng quản trị của hãng máy tính Apple, một trong những công ty máy tính lớn nhất toàn cầu, cha đẻ của một loạt các sản phẩm điện tử thời thượng.
Thuở hàn vi, Jobs đã có 1 công việc thời vụ vào mùa hè đầu tiên tại hãng sản xuất máy tính tiên phong Hewlett-Packard (HP) ở thung lũng Silicon khi đang học trung học. Đó chính là nơi ông có cơ hội gặp gỡ với nhà đồng sáng lập Apple - Steve Wozniak. Không những thế, Jobs còn bắt đầu kinh doanh bằng việc cho mọi người thuê điện thoại để gọi đường dài. Ông đã sớm thực hiện cuộc cách mạng hóa thế giới bằng các sản phẩm iPhone, iPad của mình và nổi tiếng trên toàn thế giới với doanh thu khổng lồ. Hơn nữa, Jobs cũng đã bán công ty đồ họa kỹ thuật số của mình cho Walt Disney và kiếm thu được lợi nhuận lớn từ thương vụ này.
Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú” - 3
Steve Jobs – từ nhân viên thời vụ đến cha đẻ của các sản phẩm thời thượng
George Lucas – Trợ giảng
Nhắc đến George Lucas là nhắc đến loạt phim Star Wars nổi danh và được biết đến ở Việt Nam với tựa đề Chiến tranh giữa các vì sao. Không chỉ vậy, George Lucas còn chính là nhân vật thứ 2 cùng đạo diễn Steven Spielberg làm nên thành công cho loạt phim Indian Jones nhờ công nghệ kỹ xảo của mình. Công việc đầu tiên của “ông hoàng kỹ xảo điện ảnh” là trợ giảng ở trường, nơi ông đã hỗ trợ các sinh viên hải quân đang nghiên cứu làm phim cho phim tài liệu. Lucas bắt đầu sự nghiệp điện ảnh của mình cùng với Francis Coppola và sớm ghi tên vào danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới trong ngành công nghiệp Hollywood nhờ những thước phim áp dụng các tính năng tuyệt vời làm thay đổi cả nền công nghiệp điện ảnh.
Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú” - 4
“Ông hoàng kỹ xảo điện ảnh” George Lucas
Warren Buffet – Nhân viên giao báo
Warren Buffett là nhà đầu tư thành công nhất, là giám đốc điều hành và là chủ tịch của Berkshire Hathway – công ty được đánh giá đứng thứ 9 trong danh sách các công ty phổ biến trên toàn thế giới. Công việc đầu tiên của “huyền thoại chứng khoán” Warren Buffett chính là giao báo cho người dân địa phương trên chiếc xe đạp của mình khi mới 13 tuổi. Sau đó ông bắt đầu kinh doanh bằng cách mờ cửa hàng chơi bóng nảy (pinball) trong những năm trung học. Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, ông đã thu lời khoảng 10.000 USD từ những dự án của mình, và nhiều năm liên tiếp ghi tên trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới.
Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú” - 5
Warren Buffett - Huyền thoại đến từ Omaha
Charles Schwab – Lượm và bán quả óc chó
Charles Schwab là nhà sáng lập đồng thời là chủ tịch của Charles Schwab Corporation, một công ty môi giới mà ông thành lập vào năm 1971. Với tổng tài sản là 5,1 tỷ USD tính đến thời điểm hiện tại, ít ai biết rằng công việc đầu tiên của Charles "Chuck" Schwab là thu lượm và bán quả óc chó. Ông tìm loại quả này trong rừng rồi bán với giá 5 USD/bao 100 pound. Sau đó, ông bắt đầu bán trứng bằng việc chăn nuôi gà khi ông 13 tuổi. Năm 14 tuổi, ông trở thành một caddly tại một sân golf.
Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú” - 6
Charles Schwab
Opral Winfrey – Thu ngân
Là một trong những phụ nữ giàu nhất thế giới hiện đại, Opral Winfrey – “nữ hoàng truyền thông” của nước Mỹ bắt đầu công việc của mình với vị trí nhân viên thu ngân tại 1 cửa hàng tạp hóa bên cạnh của hiệu cắt tóc của cha cô. Năm 16 tuổi cô chuyển sự sang nghiệp truyền hình khi cô đọc được tin tức tuyển dụng cho một đài phát thanh đia phương.
Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú” - 7
Opral Winfrey – nữ hoàng truyền thông nước Mỹ
Michael Bloomberg – Trông xe
Sinh ra trong một gia đình nghèo, cha là 1 nhân viên kế toán “quèn”, nhưng Michael Bloomberg đã rất thành công khi sáng lập nên hãng dịch vụ tài chính lớn nhất nước Mỹ và 3 lần đắc cử chức thị trưởng thành phố. Công việc đầu tiên của ông là nhân viên trông xe cho các bãi đậu xe của đại học Havard và Đại học John Hopkins để có thể trả được tiền học phí tại đại học Johns Hopkins. Ông cũng đã phải làm nhiêu công việc khác nhau trước khi bắt đầu kinh doanh Bloomberg LP – dịch vụ được cho là đã tạo ra cuộc cách mạng trong hệ thống bảo mật dữ liệu trên toàn thế giới.
Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú” - 8
Michael Bloomberg
Giorgio Armani – Trợ lý chụp ảnh
Là một trong những nhà tạo mẫu thành công nhất thế giới, 1 doanh nhân rất giàu có với thương hiệu Armani lừng danh, các ngôi sao bậc nhất của làng điện ảnh Hollywood, các nghệ sĩ, người mẫu nổi tiếng... đều diện trang phục do ông thiết kế. Thế nhưng ít ai biết rằng nhà tạo mẫu vốn không phải là mơ ước thuở thiếu thời của Giorgio Armani. Ông đã từng mơ ước trở thành một dược sĩ nhưng vì kết quả học tập kém, ông phải gia nhập quân đội. Thủa thiếu thời, ông khởi nghiệp với vai trò là trợ lý chụp ảnh trong một trung tâm thương mại ở Milan. Nhiệm vụ chính của ông là sắp xếp đồ trưng bày ở các cửa kính. Sau đó, ông được cất nhắc lên làm việc với nhà tạo hình của trung tâm, người đã truyền cho ông nhiều ý tưởng thời trang để đến bây giờ, ông trở thành nhà tạo mẫu tỷ phú với tổng tài sản là 8.5 tỷ USD.
Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú” - 9
Nhà tạo mốt tỷ phú Giorgio Armani
Kevin Plank - Thợ cắt cỏ
Kevin Plank sinh năm 1972 tại Mỹ, là giám đốc điều hành của Under Armour, nhà sản xuất hàng đầu của các phụ kiện thể thao trên toàn thế giới. Công việc đầu tiên của tỷ phú trẻ này là người cắt cỏ khi mới 10 tuổi ở Maryland. Plank nhận được từ 15-30$ cho mỗi bãi cỏ ông cắt được trong mùa hè. Sau đó, ông chuyển sang bán vòng tay ở hội chợ. Cho đến khi ý tưởng về Under Armour được hình thành, Kevin đã nhanh chóng trở thành một tỷ phú với chuỗi kinh doanh thiết bị thể thao của mình.
Các tỷ phú làm gì trước khi thành “tỷ phú” - 10
Kevin Plank của ngày hôm nay

Học các tỷ phú bí quyết đầu tư thời khủng hoảng

Cơ hội kinh doanh như những chuyến xe bus đến và đi. Nếu không lên kịp chuyến thứ nhất, hãy đợi chừng mười phút để đón chuyến thứ hai hoặc thứ ba… Cơ hội kinh doanh chẳng bao giờ hết đối với bất cứ ai.
Năm 2010, vượt lên Bill Gates, Caros Slim  trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới với tổng tài sản 53,5 tỷ đô la Mỹ và cũng là người Mỹ la tinh duy nhất trong danh sách top 10 theo xếp hạng của Forbes. “Có thể vượt qua nghèo đói bằng sự trợ giúp của giáo dục và công việc. Nhưng không cần thiết phải dạy con người cách câu cá. Thay vì đưa cho họ con cá một cách đơn giản hay dạy họ cách câu cá thì cần dạy cho họ làm thế nào để bán con cá, để họ có tiền mua những thứ khác!” – Slim chia sẻ.
Nguyên tắc hành xử trên thương trường của Carlos Slim là, mua tất cả những cái gì có thể mua được để giành lấy thế độc quyền trong bất cứ một lĩnh vực hứa hẹn sinh lời nào. Điều quan trọng ở đây là không được lầm lẫn khi lựa chọn cổ phiếu.
Carlos Slim Helu: Đừng chỉ dạy câu cá thôi, hãy dạy làm thế nào để bán được cá
Đồng thời, một bí quyết giúp ông thành công nữa đó là tạo dựng các mối quan hệ tốt và luôn nhạy bén với bất kỳ biến động nhỏ của thị trường. Caros Slim nhạy bén đến mức mà người ta cho rằng ông “sờ vào cái gì là cái đó biến thành vàng”.

Học các tỷ phú bí quyết đầu tư thời khủng hoảng - 1
Carlos Slim Helu: Đừng chỉ dạy câu cá thôi, hãy dạy làm thế nào để bán được cá
“Sau khi đã có cơ sở vững vàng rồi, hãy tìm mọi cách để mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình” – Đó là bài học thứ 3 mà tỷ phú gốc Mexico muốn chia sẻ. Cùng với đó là lối sống giản dị, tiết kiệm và tinh thần làm việc hết mình đã giúp ông thành công. “Hãy loại bỏ những sự dư thừa ngay cả trong những lúc dễ dàng nhất của cuộc đời mình, vì điều này sẽ giúp ta ổn định trong những giai đoạn gặp nhiều khó khăn lớn nhất” – ông nói.
Sheldon Adelson – Cơ hội kinh doanh như những chuyến xe bus
Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố làm nghề lái taxi, mẹ ở nhà dệt len, tuổi thơ của Sheldon vất vả hơn rất nhiều so với bạn bè cùng trang lứa. Học hành dở dang, hơn 10 tuổi, cậu bé nghèo chọn nghề bán báo dạo làm kế sinh nhai. Ngoài ra, cậu còn nhận làm đủ mọi nghề khác nhau để kiếm sống. Khi thì bán bánh kẹo, khi thì phát tờ rơi.

Ông vươn lên vị trí người giàu thứ ba thế giới vào năm 2006, 2007 và 2008 với gia sản 26 tỷ USD và biệt danh "vua sòng bạc". Vào thời điểm hoàng kim này, mỗi giờ ông thu về lợi nhuận gần một triệu đô la Mỹ nhờ hệ thống casino sang trọng trải từ Las Vegas (Mỹ) đến Macau (Châu Á). Tốc độ làm giàu này chưa tỉ phú nào đạt được. Theo các nhà nghiên cứu khởi nghiệp, con đường đến với thành công của Sheldon Adelson có thể được đúc kết qua các bài học sau:
Luôn tin vào cơ hội mới: Cơ hội kinh doanh như những chuyến xe bus đến và đi. Nếu không lên kịp chuyến thứ nhất, hãy đợi chừng mười phút để đón chuyến thứ hai hoặc thứ ba… Cơ hội kinh doanh chẳng bao giờ hết cả.
Làm kinh doanh phải chặt chẽ: Khi kinh doanh phải nghiêm khắc và chặt chẽ, chúng ta phải kiểm tra và siết chặt từng con ốc thì cỗ máy doanh nghiệp mới vận hành tốt được.
Tập phát triển tầm nhìn: Tầm nhìn của các doanh nhân không phải tự nhiên có mà mỗi người phải học cách phát triển nó bằng cách quan sát, phân tích và dự đoán tương lai của doanh nghiệp mình, sau đó so sánh kết quả và tự hỏi bản thân có thể làm tốt hơn không.
Sẵn sàng đối mặt rủi ro: Nếu không có rủi ro thì sẽ không bao giờ có lợi nhuận cao
Học các tỷ phú bí quyết đầu tư thời khủng hoảng - 2
Cơ hội kinh doanh như những chuyến xe bus, đến và đi - Sheldon Adelson
Warren Buffet: Đừng bao giờ cho hết tất cả số trứng vào một rổ
Được xem là nhà đầu tư thành công nhất thế giới, cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway, tỷ phú Warren Buffet cũng luôn coi “tận dụng cơ hội và đi tắt đón đầu” là kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh doanh của ông. Trong thời kỳ kinh tế thế giới khủng hoảng, tỷ phú Warren Buffett đã thực hiện nhiều đợt mua cổ phiếu lớn, qua đó hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp. 5 năm sau, giá trị của các khoản đầu tư này đã lên tới 10 tỷ USD và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đây là một minh chứng cho châm ngôn kiếm tiền ưa thích của vị tỷ phú 83 tuổi: "Sợ hãi khi người ta tham lam nhưng hãy trở nên tham lam khi kẻ khác sợ hãi".
Những nguyên tắc đầu tư mà Warren Buffet luôn nhấn mạnh
Nguyên tắc số 1: Đừng bao giờ để mất tiền. Nguyên tắc thứ 2: đừng quên nguyên tắc số 1.
Nguyên tắc kiếm tiền: Đừng bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Hãy đầu tư để tạo ra nguồn thứ hai.
Nguyên tắc tiêu tiền: Nếu bạn cứ mua những thứ bạn không cần thì sớm muộn gì bạn cũng phải bán những thứ mình cần.
Nguyên tắc tiết kiệm tiền: Không nên tiết kiệm những khoản còn lại sau chi tiêu, mà hãy tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm.
Nguyên tắc mạo hiểm: Đừng bao giờ thử độ sâu của dòng sông bằng cả hai chân.
Nguyên tắc đầu tư: Đừng bao giờ cho hết tất cả số trứng vào một rổ.

Học các tỷ phú bí quyết đầu tư thời khủng hoảng - 3
Mạnh dạn đầu tư vào các công ty đang gặp khó khăn giúp Warren Buffett thu về hàng tỷ USD mỗi năm.
Micheal Dell:  Hãy bán cho khách hàng cái mà họ cần, chứ không phải cái doanh nghiệp sản xuất được.
Từ một nhân viên rửa bát thuê với mức lương 2,3 USD/giờ, ông trùm thế giới máy tính - Micheal Dell đã vươn lên trở thành 1 trong những tỷ phú hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua. "Ngay từ khi khởi nghiệp, toàn bộ quá trình kinh doanh của chúng tôi - từ khâu thiết kế, sản xuất đến khâu bán hàng đều được định hướng quanh việc lắng nghe ý kiến của khách hàng, trả lời khách hàng và cung cấp cho khách hàng những gì họ muốn", Michael Dell cho biết.

Học các tỷ phú bí quyết đầu tư thời khủng hoảng - 4
Hướng tới khách hàng luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của Micheal Dell
Cung cấp tận tay khách hàng chính xác những gì họ muốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của Dell. Ngoài ra, giá cả cũng là một nhân tố cần chú ý. Thành công của Dell không chỉ xuất phát từ việc đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng bằng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất mà còn với mức giá hợp lý nhất. "Chúng tôi bắt đầu công việc kinh doanh bằng việc sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Có điều khá thú vị là chúng tôi đã không tiến hành sản xuất hàng loạt vì chúng tôi thấy trước mình sẽ trở thành một khối cồng kềnh và nặng nề trong tương lai, nhưng cơ bản là chúng tôi không có một chút vốn nào để sản xuất hàng loạt", Dell tiết lộ.
“Cố gắng đừng bao giờ tỏ ra là người thông minh nhất trong phòng. Và cho dù bạn là người thông minh nhất đi chăng nữa thì tôi cũng khuyên bạn nên tìm kiếm người thông minh hơn, hoặc chuyển sang một phòng khác. Trong giới chuyên môn, việc này được gọi là xây dựng mạng lưới làm việc. Trong các tổ chức, đó là xây dựng đội ngũ. Và trong cuộc sống, nó chính là tạo dựng các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, và cộng đồng. Chúng ta đều là những món quà dành cho nhau, và trong suốt quá trình phấn đấu trở thành một nhà lãnh đạo, tôi đã hiểu ra một điều quan trọng rằng những kinh nghiệm quý báu nhất đều xuất phát từ các mối quan hệ của tôi" – Michael Dell chia sẻ với các sinh viên tại lễ tốt nghiệp Đại học Texas năm 2003.

Monday, July 15, 2013

Nhà đầu tư thông minh - Benjamin Graham (Phần 3)

Nhà đầu tư thông minh - Phần 3

Ở phần cuối cùng, tôi sẽ trình bày một số sai lầm thường thấy trong suy nghĩ của mọi người về thị giá và giá trị của cổ phiếu.

Những suy nghĩ rất buồn cười về giá trị cổ phiếu ở Việt Nam

Hằng ngày, khi đọc báo, theo dõi diễn đàn trên mạng, nghe những người xung quanh nói chuyện về chứng khoán, tôi không khỏi thấy buồn cười về một số ngộ nhận liên quan đến thị giá và giá trị của cổ phiếu. Ở đây tôi xin nêu ra một số trường hợp vui nhất.

Ngộ nhận 1: giá trị không có ý nghĩa gì hết Phần trước tôi đã nói sơ về ngộ nhận này, bây giờ xin lấy ví dụ hài hước nhất mà tôi từng được biết.

Khi mua một món hàng nào đó, người Việt mình sẽ ào vào mua nếu như thị giá nó đột ngột giảm (chẳng hạn như nhờ khuyến mãi), ngoài ra không cần tìm hiểu gì thêm.

Nhưng đối với cổ phiếu (và đô la, vàng) thì hơi khác. Đầu tiên, mọi người sẽ lao vào mua khi thị giá nó tăng (chẳng phải đồng nghiệp của bạn từng thúc giục bạn nhanh nhanh mua cổ phiếu vì giá cổ phiếu đang lên đó sao?). Đến khi phần lớn cổ phiếu đã có giá cao và khó mua, mọi người sẽ lao đi tìm mua những cổ phiếu mới (thường là trên thị trường OTC) có giá còn thấp. Ngoài ra không cần tìm hiểu gì thêm. Cứ có ai nhanh chân mua trước thì được gọi là nhà đầu tư lão luyện.Ngộ nhận 1: giá trị không có ý nghĩa gì hết Phần trước tôi đã nói sơ về ngộ nhận này, bây giờ xin lấy ví dụ hài hước nhất mà tôi từng được biết.

Ví dụ tiêu biểu nhất cho trường hợp một (giá cao) là cổ phiếu PVD, cho trường hợp hai (giá thấp) là BBT.

 Để hiểu điều hài hước ở 2 cổ phiếu này, trước tiên bạn cần biết về chỉ số PE. Chỉ số PE của một cổ phiếu chính là tỉ số giữa thị giá và lợi nhuận của công ty phát hành cổ phiếu trong 1 năm. Ví dụ, trong năm vừa qua công ty X thu được lợi nhuận là 1 ngàn đồng trên mỗi cổ phiếu, hiện nay trên thị trường thì cổ phiếu X có thị giá là 12 ngàn đồng, khi đó ta nói PE của X là 12 (=12 ngàn/1 ngàn).

 Hay nói cách khác, bạn bỏ ra 12 đồng để có được 1 đồng lợi nhuận mỗi năm khi sở hữu cổ phiếu X. Nếu công ty X vẫn giữ vững tốc độ lợi nhuận như hiện nay, thì sau 12 năm xem như bạn thu hồi lại được số tiền ban đầu.

Cổ phiếu PVD từng có thời điểm có PE=328. Tôi không thể nào hiểu nổi tại sao lại có người chịu bỏ tiền ra mua cổ phiếu có PE=328. Ngay cả cổ phiếu của Google, dù được rất nhiều người săn đón và nhiều người đánh giá rằng đã bị kỳ vọng quá cao, cũng chỉ có PE khoảng 60. Nếu bạn mua PVD với PE=328, và nếu vẫn giữ mức lợi nhuận hằng năm như hiện nay, PVD cần kinh doanh khoảng 328 năm nữa để bạn có thể xem như gỡ lại vốn. Ba trăm hai mươi tám năm! Nếu bạn chưa thể hình dung nổi nó dài thế nào, thì cứ nghĩ thế này: cách đây 328 năm thì ngay cả đất Sài Gòn cũng chưa được hình thành!

Còn BBT (Bông Bạch Tuyết) thì sao? Cách đây gần một năm, thị giá của BBT chỉ có khoảng mười mấy ngàn đồng. Bạn thấy rẻ quá rồi phải không? Nhưng nếu đem lợi nhuận còm cõi của BBT mà đem chia cho thị giá đó, thì PE của BBT ở mức trên 100. Vâng, cần trên 100 năm để BBT gỡ lại vốn cho bạn.

 Chỉ có cách duy nhất lý giải cho mức PE > 100 một cách hợp lý là về lâu dài lợi nhuận của BBT phải tăng trưởng mạnh mẽ hơn hiện tại. Khi đó quãng thời gian 100 năm có thể chỉ còn rút xuống còn 10-20 năm (lúc đó thị giá của BBT chắc chắn sẽ cao hơn). Làm thế nào BBT tăng lợi nhuận mạnh mẽ? Bằng cách bán nhiều băng vệ sinh hơn? Để tìm hiểu khả năng đó, thay vì bỏ hết thời gian đọc các bản báo cáo tài chính, bạn nên dành ít thời gian quý báu chạy đến các siêu thị, cửa hàng tạp hóa ở Sài Gòn. Thử đếm xem bạn tìm được bao nhiêu điểm bán sản phẩm của BBT. Theo tôi được biết thì băng vệ sinh của BBT ngày càng trôi dạt ra xa Sài Gòn, muốn tìm thấy thì phải đến các điểm bán ở tỉnh khác. Cứ mỗi năm thì chúng lại trôi dạt ra xa hơn, và ít điểm bán hơn. Tôi đoán rằng những người mua BBT (mua cổ phiếu, chứ không phải mua băng vệ sinh) khi PE>100 đều là những người đàn ông khờ khạo. Phần lớn phụ nữ ở Sài Gòn đều không mua cả cổ phiếu lẫn băng vệ sinh của BBT.

Ngộ nhận 2: Mệnh giá chính là giá trị của cổ phiếu

Rất nhiều báo chí thường hay đựa tin về chứng khoán như sau:

 “Cổ phiếu X (mệnh giá 10 ngàn đông/cổ phiếu) hiện nay đã có thị giá là 200,000 đồng/cổ phiếu, tức là gấp 20 mệnh giá. Ông Z, chuyên gia chứng khoán của công ty Y. cho rằng thị giá của X đã vượt quá giá trị thực. Nhà đầu tư nên cẩn thận...”

 Đọc xong đúng là tôi thấy mình cần phải cẩn thận. Nhưng không phải cẩn thận với cổ phiếu X, mà là cẩn thận với ông Z gì đó. Theo như cách nói của ông Z thì mệnh giá chính là giá trị của cổ phiếu, có phải vậy không?

Tôi sẽ lấy một ví dụ đơn giản. Giả sử hồi đầu năm tôi thành lập công ty cổ phần HAVILO (Hột Vịt Lộn) với số vốn 100 triệu đồng. Để có được số tiền đó, tôi vay ngân hàng 40 triệu, đồng thời huy động từ người quen được 60 triệu đồng còn lại bằng hình thức phát hành 6,000 cổ phiếu với mệnh giá 10,000 đồng (60 triệu = 6,000 x 10,000). Giả sử những cổ đông đó đồng ý gốp vốn đúng bằng mệnh giá.

Như vậy ở thời điểm thành lập bản cân đối kế toán của HAVILO như sau:

Tài sản

100

+ Tiền mặt

100

Nợ phải trả

40

+ Vay ngân hàng

40

Vốn chủ sở hữu

60

+ Vốn đầu tư
60

Bảng 1 (Đơn vị: 1 triệu đồng)

Rất dễ hiểu phải không: Tài sản = Nợ + Vốn.

Vì bản tính rất lười biếng, tôi quyết định không dùng 100 triệu tiền mặt kinh doanh gì cả, mà đem hết đi mua cổ phiếu SJS lúc nó có thị giá là 100,000 đồng/cổ phiếu. May mắn thay, chỉ vài tháng sau thị giá của SJS tăng lên 1,600,000 đồng/cổ phiếu (đã điều chỉnh sau khi chia tách), và tôi bán hết cổ phiếu SJS của mình. Như vậy 100 triệu ban đầu của tôi đã biến thành 1.6 tỉ, tức là tôi kiếm lời được thêm 1.5 tỉ. Giả sử như công ty HAVILO được ưu đãi không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm nay.

Khi đó cân đối kế toán của HAVILO sẽ là thế này:
Tài sản

1600

+ Tiền mặt

1600

Nợ phải trả

40

+ Vay ngân hàng

40

Vốn chủ sở hữu

1560

+ Vốn đầu tư

60

+ Lợi nhuận giữ lại

1500

Bảng 2 (Đơn vị: 1 triệu đồng)

Bây giờ tôi đố bạn: Mệnh giá của HAVILO bây giờ là bao nhiêu?

Trả lời: vẫn là 10 ngàn đồng/ cổ phiếu (vì Vốn đầu tư vẫn là 60 triệu).

Câu hỏi kế tiếp: Tôi muốn bán cổ phiếu HAVILO cho bạn với giá 50 ngàn đồng/cổ phiếu (gấp 5 lần mệnh giá), bạn có mua không?

 Lẽ dĩ nhiên bạn sẽ mua ngay vì cái giá 50 ngàn là quá hời. Với 1,6 tỉ tiền mặt, cho dù HAVILO có phải ngừng kinh doanh ngay lập tức, trả 40 triệu tiền nợ, thì nó vẫn còn đến hơn 1,5 tỉ để trả lại cho các cổ đông. Nghĩa là mỗi cổ phiếu của HAVILO sẽ là 1.56 tỉ / 6,000 cổ phiếu = 260 ngàn đồng.

Bỏ ra 50 ngàn đồng để sở hữu 260 ngàn đồng tiền mặt, đối với người bình thường thì đó là vụ đầu tư quá hời, nhưng đối với ông Z gì đó thì không hẳn vậy!

 Mệnh giá của cổ phiếu đơn giản chỉ là một con số được ấn định lúc góp vốn hoặc phát hành cổ phiếu ra bên ngoài. Theo thời gian, mệnh giá sẽ khác hẳn so với tình hình thực tế về tài sản và lợi nhuận của công ty đó. Thị giá cao gấp 20 lần mệnh giá không có nghĩa là đắt, mà thị giá chỉ còn bằng 1/10 mệnh giá cũng không có nghĩa là rẻ.

 Nếu muốn hiểu rõ hơn giá trị của một công ty, bạn phải nhìn vào cân đối kế toán. Chỉ một con số mệnh giá không thể nói lên được điều gì cả.

Ngộ nhận 3: Giá sổ sách chính là giá trị của cổ phiếu

Trong kế toán, người ta tính giá sổ sách (Book value – BV) bằng cách:

BV = Vốn chủ sở hữu / số cổ phiếu phát hành

Áp dụng cho bảng 2:

BV = 1.560 tỉ / 6,000 cổ phiếu = 260,000 đồng

Sau phần trình bày ở Ngộ nhận 2, có thể bạn cũng nảy ra ý nghĩ: nếu thị giá thấp hơn so với BV thì có phải cổ phiếu đang rẻ không? Rất nhiều người phân tích giá trị cũng mắc phải sai lầm đó. Thực tế thì BV cũng như mệnh giá, chẳng thể nói lên điều gì về giá trị thực của cổ phiếu cả.

Trong ví dụ ở Bảng 2 thì đúng là khoản đầu tư rất hời, nhưng có trường hợp hoàn toàn ngược lại. Hãy xem ví dụ sau.

Khi đã có 1.6 tỉ tiền mặt, tôi quyết định làm một cú đầu tư điên rồ: chạy ra chợ Nhật Tảo mua vô số máy vi tính siêu cũ (máy XT, màn hình 2 màu đen-xanh, không ổ cứng... chẳng hạn). Vâng, tôi thích chơi ngông như vậy đó. Sau khi mua thì tôi chỉ còn lại 10 triệu đồng tiền mặt.

Cân đối kế toán của HAVILO lúc này sẽ như sau:

Tài sản

1.600

+ Tiền mặt

10

+ Máy móc thiết bị

1.590

Nợ phải trả

40

+ Vay ngân hàng

40

Vốn chủ sở hữu

1.560

+ Vốn đầu tư

60

+ Lợi nhuận giữ lại

1.500

Bảng 3 (Đơn vị: 1 triệu đồng)
Lúc này, nợ và vốn chủ sở hữu không hề thay đổi, chỉ có điều cơ cấu tài sản đã có sự khác biệt. Tài sản được chia ra làm 2 phần: tiền mặt 10 triệu và phần “máy móc thiết bị” là 1,590 triệu.

 PV vẫn là 260 ngàn đồng. Nhưng trong mỗi 260 ngàn đồng, phần lớn đã đi vào cái khoản “máy móc thiết bị” hết rồi. Bạn thấy đấy, nếu nhắm mắt dựa vào BV, bạn sẽ nhầm rằng máy cái máy vi tính đời XT là giá trị! Thực tế thì ai cũng biết, mấy cái máy XT đó có cho thì cũng chẳng ai thèm nhận về nhà cho chật chỗ.

 Đó cũng là lý do vì sao người ta gọi BV là “giá trị trên sổ sách”. Trên sổ sách thì cái máy XT hay là Core2duo đời mới nhất đều có thể như nhau cả.

Và với chỉ 10 triệu đồng tiền mặt, HAVILO chắc chắn sẽ gặp rắc rồi lớn khi khoản nợ 40 triệu đến hạn phải trả. Nguy cơ phá sản là khó thể tránh khỏi. Nhưng ngay cả lúc đó, trên sổ sách thì giá trị của HAVILO vẫn là 260 ngàn đồng/cổ phiếu! Vẫn sẽ có người lao vào mua HAVILO vì thấy rằng cái giá trị sổ sách 260 ngàn là quá hấp dẫn. Dĩ nhiên là không có tôi trong đó! Trên thực tế thì giá trị của HAVILO là con số 0 tròn trĩnh, có cho không tôi cũng không thèm.

 Nếu bạn dựa vào BV để định giá doanh nghiệp, bạn phải cất công tìm hiểu xem cái BV thực chất là gì. Nó là Core2duo hay là XT, nó là mảnh đất ngay trung tâm thành phố hay là một bãi bồi vô giá trị ngoài biển, nó là máy móc có thể giúp sinh ra nhiều đồng lợi nhuận hay là một cái máy xay tiền không thương tiếc. Muốn vậy, bạn phải trực tiếp đến tìm hiểu ở công ty; rủ nhân viên trong đó đi uống bia hơi; phỏng vấn đối tác, khách hàng, đối thủ cạnh tranh của công ty; thậm chí bạn có thể hack vào trong mạng nội bộ của công ty đó để moi thông tin (tôi nói đùa thôi, đừng dại mà làm vậy!).

Ngộ nhận 4: Chỉ số PE nói lên giá trị của cổ phiếu

Bạn còn nhớ chỉ số PE là gì chứ? Ok. Chúng ta tiếp tục.

Rất nhiều chuyên gia cũng hay đưa ra nhận định cổ phiếu đang vượt quá giá trị thật vì PE quá cao, hoặc thấp hơn giá trị thật khi PE quá thấp. Điều này thực sự là rất buồn cười.

Chữ P trong PE là Price (thị giá), còn chữ E là Earning (lợi nhuận). Trong kế toán, có lợi nhuận không có nghĩa là có tiền đâu, có khi ngược lại là khác. Chúng ta tiếp tục ví dụ từ Bảng 3 nhé.

 Với bản tính mánh mung, tôi cố gắng xoay chuyển tình thế cho HAVILO. Với một đống máy XT thì chắc chắn tôi không thể vận hành chúng để sinh ra lợi nhuận được. Tôi liền lên Internet tìm đại một phần mềm mã nguồn mở nào đó, sửa lại một chút rồi biến nó thành phần mềm riêng của mình (dĩ nhiên là phải giấu đi xuất xứ mã nguồn mở của nó). Sau đó tôi đến kêu gọi sinh viên ở các trường Đại học mua phần mềm của tôi với điều khoản đặc biệt: cứ xài thoải mái, sau 1 năm mới trả tiền cũng được (trong kế toán gọi là credit cho khách hàng 1 năm mới thu tiền). Tôi hiểu rõ sinh viên thì làm gì có tiền mà trả cho mình, ngay cả mấy đứa sinh viên cũng biết điều đó, nhưng có sao, cứ xài thôi, đến hẹn thì quỵt luôn có sao.

Và thế là HAVILO có thêm 60 triệu đồng lợi nhuận, sinh viên có phần mềm để xài, còn tôi thì hứng khởi chuẩn bị nhìn giá cổ phiếu của HAVILO tăng lên. Tất cả mọi người đều vui vẻ ai về nhà nấy.

 HAVILO có thêm 60 triệu đồng từ lợi nhuận, nhưng muốn có được số tiền mặt tương ứng thì phải đợi 1 năm nữa. Chẳng sao cả, những nhà đầu tư háo hức không cần phải đợi lâu đến vậy, họ bắt đầu tính:

Tổng lợi nhuận là 60 triệu. HAVILO phát hành 6 ngàn cổ phiếu.

Vậy mỗi cổ phiếu lãi 60 triệu / 6 ngàn = 10 ngàn đồng/cổ phiếu.

Thị giá ngày hôm nay của HAVILO là 50 ngàn đồng/cổ phiếu.

Suy ra: PE = 50 ngàn/10 ngàn = 5

BÀ CON ƠI! MUA CỔ PHIẾU SIÊU RẺ ĐÊ!!!!!

PE của HAVILO chỉ có 5, trong khi trung bình thị trường hiện nay là 40. Giá sổ sách của HAVILO đến 260 ngàn, trong khi thị giá chỉ có 50 ngàn. Còn dại gì mà không mua?

Nếu bạn mua HAVILO, bạn và những cổ đông khác sẽ phải gánh số nợ 40 triệu khi HAVILO phá sản. Ồ, hy vọng rằng sang năm sau bạn sẽ tìm lại được những sinh viên kia để đòi thanh toán lại tiền sử dụng phần mềm nhé! Chúc may mắn! Còn tôi thì ôm số tiền nhờ bán cổ phiếu HAVILO cho bạn để đi chơi đảo Tuần Châu đây.

 Dĩ nhiên có ví dụ trên là vì giám đốc lừa đảo. Nhưng ngay cả giám đốc thành thật, thì chỉ dựa vào duy nhất chỉ số PE cũng không nói lên được giá trị thực tế của doanh nghiệp:

 - lợi nhuận trong năm nay có thể cao vì đột biến. Ví dụ công ty T sản xuất mì ăn liền với lợi nhuận èo uột qua bao nhiêu năm, do đó thị giá cổ phiếu T cũng rất thấp. Đột nhiên năm nay có thiên tai lớn, ban lãnh đạo của T đục nước béo cò bán mì ăn liền cho nhân dân gặp nạn với giá cắt cổ. Lợi nhuận trong năm nay sẽ cao đột biến, nhưng đến năm sau thì chắc chắn sẽ có vấn đề lớn, thậm chí muốn duy trì lợi nhuận như xưa cũng đã khó rồi. Vì vậy, bạn phải xem xét PE qua nhiều năm.

Phải xét đến yếu tố tăng trưởng. Công ty A có PE=50 so với công ty B có PE=10 thì thế nào? Bạn nghĩ rằng B hấp dẫn hơn? Hãy nhìn về tương lai. Nếu A tăng trưởng 50%/năm, trong khi B tăng trưởng -5%/năm (nghĩa là lợi nhuận trong tương lai sẽ càng ngày càng kém) thì công ty A mới đáng để đầu tư. Muốn biết tình hình tương lai của một công ty trên thực tế không phải quá khó. Cứ tập trung vào công ty nào mà bạn hiểu rõ. Chẳng hạn, nếu bạn là dân IT thì một công ty chỉ sản xuất dĩa mềm với PE=5 có hấp dẫn không? Dĩ nhiên là không, vì chỉ vài năm nữa thôi là nó sẽ đóng cửa.

Ngộ nhận 5: Chỉ chuyên gia mới có thể phân tích giá trị

Chuyên gia ở đây là ai? Đó là những người làm trong các quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty chứng khoán, ngân hàng, giáo sự đại học,...

Bạn nghĩ rằng chỉ những người đó mới có thể phân tích tài chính, phân tích công ty,... Còn mình thì đâu có lợi thế bằng họ.

Bạn nghĩ gì về những ví dụ đã nêu ở Ngộ nhận 2, 3, 4? Có phải đó là lỗi do kế toán, kiểm tốt không chính xác, lừa lọc? Thông tin không minh bạch?

Chẳng có lỗi gì ở đây cả. Hầu hết các ví dụ đó để hợp lệ về mặt kế toán và kiểm toán. Gọi máy vi tính XT là tài sản là hoàn toàn đúng đắn. Chẳng có cơ chế dù minh bạch cỡ nào có thể giúp bạn tìm ra những “sơ hở” đó cả. Chính bạn, nhà đầu tư, phải tự thực hiện điều đó.

Vậy những “chuyên gia” đó có lợi thế gì khi tìm ra những “sơ hở” đó? Chẳng có lợi thế nào hết. Ngược lại, chính họ mới bị bất lợi. Peter Lynch, người được xem là nhà quản lý quỹ xuất sắc nhất nước Mỹ, có viết trong cuốn sách “One up on Wall Street” rằng: bất kỳ người bình thường nào, nếu biết tận dụng những gì mình hiểu rõ, đều có thể đánh bại các chuyên gia ở Wall Street. Khi nào có thời gian tôi sẽ tóm tắt lại nội dung cuốn sách này.

 Cách dễ nhất để đánh bại hầu hết chuyên gia là dựa vào Index Fund (đã nói ở bài trước). Điều này đã được chứng minh bởi lý luận của giới nghiên cứu lẫn kết quả thực tế từ ngành tài chính.

Cách thứ hai là tận dụng cái bạn đã biết sẵn. Hãy tưởng tượng, nếu một chuyên gia chỉ biết ngồi đọc các bản báo cáo tài chính, liệu ông ta có thể định giá chính xác doanh nghiệp đó không? Những phần trên của bài viết đã cho câu trả lời.

Phân tích tài chính chỉ là một phần của phân tích giá trị doanh nghiệp, nhưng chưa đủ. Phần còn lại, bạn phải tìm hiểu thực tế về tình hình kinh doanh, sản phẩm, khách hàng, thị trường, triển vọng của doanh nghiệp đó.

Hãy lấy tôi làm ví dụ. Chuyên môn của tôi là viết phần mềm. Chuyên môn của anh A nào đó là tài chính. Vậy ai có lợi thế hơn khi phân tích giá trị?

Trả lời: chính là tôi. Bởi vì trước tiên tôi sẽ chỉ tập trung phân tích những công ty mà tôi hiểu rõ. Tôi có thể dùng chuyên môn của mình để phân tích các công ty sản xuất phần mềm, khi có kinh nghiệm thì tôi có thể phân tích các công ty có ứng dụng phần mềm mạnh mẽ để phục vụ kinh doanh sản xuất.

Chuyên môn phần mềm chính là cái vốn quý nhất của tôi. Anh A không thể nào có nó trong một sớm một chiều được. Mà nếu không hiểu rõ về ngành phần mềm thì làm sao phân tích được các công ty đó? Đối với những người không có chuyên môn thì họ rất dễ nghĩ rằng máy XT và Core2duo đều có giá trị như nhau.

Có chuyên môn phần mềm rồi, muốn học thêm cơ bản về tài chính để biết cách đầu tư thì dễ hơn rất nhiều so với cách làm ngược lại. Chẳng hạn, tôi thấy nhiều người sau khi nghỉ làm IT, chỉ mất vài tháng, thậm chí là có thể vào làm việc ngay trong ngành tài chính, ngân hàng (làm chuyên viên phân tích, tư vấn hẳn hoi), mặc dù trước đó chưa hề có chuyên môn và kinh nghiệm gì trong lĩnh vực mới. Ngược lại, tôi chưa bao giờ thấy ai từ ngành tài chính, nghỉ làm, rồi chỉ trong vài tháng ngắn ngủi đi học cấp tốc có thể vào làm phần mềm được.

Dĩ nhiên tôi không có ý so sánh và hạ thấp ngành nào cả. Ý của tôi rất đơn giản: hãy sử dụng thế mạnh sẵn có của bạn để chiến thắng. Nếu còn thiếu điều gì đó thì hãy tìm cách nào tốt nhất để bổ sung hay khỏa lấp. Đừng đánh mất thế mạnh của mình để nhắm mắt lao vào lĩnh vực mà bạn không có khả năng dành thắng lợi, chỉ vì nghe đồn rằng người nào đó giỏi lắm và có ưu thế hơn.

Vừa rồi tôi có nghe tin nhiều chú Hai Lúa ở ĐBSCL trúng đậm nhờ nuôi cá, đem tiền đi mua xe hơi đời mới. Cầm số tiền còn dư, các chú quyết tâm lên Sài Gòn săn lùng cổ phiếu của công ty trong lĩnh vực giàn khoan, công nghệ, ngân hàng, dược phẩm...

Ở hướng ngược lại, rất nhiều nhân viên trong các công ty công nghệ, ngân hàng... đang đổ xô về ĐBSCL săn lùng cổ phiếu của các công ty xuất khẩu thủy sản mới vì giá còn rất thấp (vì cách công ty thủy sản trên sàn giá đã cao).

Lẽ ra các chú Hai Lúa nhà ta, nếu thực sự tự mình muốn đầu tư thì nên bỏ thời gian ra phân tích tình hình kinh doanh của các công ty thủy sản quanh mình.

Trao đổi kiến thức lấy phở

Tôi đang thèm ăn phở (nghĩa đen, không phải nghĩa bóng). Đúng là người Việt Nam mà lâu ngày không ăn phở thì trong người thấy hỏng hóc thế nào ấy.

Tôi cũng còn rất nhiều điều thú vị để nói về chứng khoán, về đầu tư, về kiếm tiền... Hay là khi nào về Việt Nam tôi sẽ mở lớp dạy chứng khoán kiểu Lê Nam (đơn giản, dễ hiểu, thẳng thắn, và hài hước)? Tôi sẽ ưu tiên lớp có số lượng đông học viên.

Học phí sẽ là 1 tô phở/1 học viên/1 buổi học. Chú ý: không nhận tiền mặt, chỉ nhận phở không có formol.

Có ai muốn tham gia không vậy? Đem cho tôi một tô phở đi.

HẾT
Mục lục:

Nhà đầu tư thông minh - Benjamin Graham (Phần 2)

 Phần 2 này giới thiệu thêm 2 nguyên tắc cơ bản khi đầu tư giá trị. Dựa vào đó, bạn có thể tự đi tìm ra phương pháp xác định giá trị riêng cho phù hợp với bản thân mình.

Hai nguyên tắc cơ bản khi đầu tư giá trị.

Rất nhiều người lầm tưởng rằng đầu tư giá trị có nghĩa là tính toán dòng tiền tương lai rồi chiết khấu về hiện tại như ví dụ ở phần I đã trình bày. Không phải vậy. Đó chỉ là một trong những phương pháp thường được áp dụng thôi.

 Nét quyến rũ của lý thuyết đầu tư giá trị nằm ở những nguyên tắc đơn giản của nó. Ở phần một tôi đã nêu ra nguyên tắc đầu tiên: mối tương quan giữa thị giá và giá trị. Phần này sẽ giới thiệu hai nguyên tắc cơ bản còn lại.

Biên độ an toàn (Margin Of Safety)

Nếu xét kỹ cách phân tích của cô bé trong phần I, ta sẽ thấy có các vấn đề sau: 
- Số tiền lương trong tương lai thực chất chỉ là dự đoán, trên thực tế thì số tiền ấy có thể khác đi.
- Mức độ “tăng trưởng” tiền lương có thể cũng không phải là 25%/năm. Có nhiều rủi ro: công ty làm ăn kém, nên kinh tế đi xuống, cô bé ngộ nhận về năng lực của mình...  
- Tỉ lệ phần trăm dùng để chiết khấu (8%/năm) cũng có thể sẽ khác đi.

Chỉ cần một trong các yếu tố trên xảy ra, chắc chắn kết quả tính giá trị cuối cùng sẽ có khác biệt. Nói chung nhiều người cùng phân tích một trường hợp thì mỗi người sẽ có kết quả tính giá trị khác nhau. Và con người thì luôn có thể mắc sai sót khi tính toán và nhận định.

 Vì vậy Graham đề ra nguyên tắc biên độ an toàn (BĐAT) khi đầu tư: chỉ thực hiện đầu tư nếu như thị giá thấp hơn giá trị một khoảng đáng kể, khoảng đó gọi là BĐAT. Nếu BĐAT càng lớn thì vụ đầu tư đó càng hấp dẫn.

Hay nói cách khác, vấn đề không phải là tính toán để tìm ra giá trị chính xác nhất, vì điều đó là không thể. Thay vì vậy, ta chỉ cần cố gắng định giá sao cho con số gần đúng nhất (xác suất đúng càng cao càng tốt, nhưng không thể 100% được). Vấn đề quan trọng hơn là cần phải đòi hỏi BĐAT thật cao khi thực hiện đầu tư, để “bù đắp” cho những sai số không tránh khỏi khi định giá. Theo Graham, một giao dịch mà không có BĐAT thì giao dịch đó không phải là đầu tư đúng nghĩa.

Vừa rồi tôi có nói chuyện với một anh bạn. Anh ta hỏi tôi như sau:

- Cổ phiếu X đang có thị giá trên thị trường OTC là 32-34. Tao định giá nó khoảng 22 thôi. Vậy có nên mua không?

- Nếu thấy X tốt thì có thể xem xét mua. "Tôi uể oải trả lời. "

 Tao định đợi nó xuống khoảng 30 thì mua. " Anh ta háo hức."

- CÁI GÌIIIIIIIIII... – Tôi hét lên – Nếu mày nghĩ rằng giá trị nó khoảng 22 là được, thì mày chỉ nên mua khi nó 16-18 thôi. Cái khoảng chênh lệch 4-6 đó là BĐAT. Ngay cả nếu thị giá là 22 thì cũng không mua, vì BĐAT chỉ bằng 0. ĐỪNG CÓ MUA NHE CHƯA! – Tôi BUZZ mấy phát qua Yahoo Messenger.

Nhiều người, mặc dù trình độ rất cao và cho rằng mình hiểu về phân tích đầu tư, lại không biết gì về BĐAT. Xem ví dụ ở trên báo Tuổi Trẻ, bài viết vừa khó hiểu vừa gây hiểu lầm cho người đọc ở chỗ: không nói rõ sai số có thể có trong tính toán và BĐAT thế nào là phù hợp. Nếu tác giả có thể cho rằng BĐAT của mình bằng 0 và tính toán của mình chính xác 100% thì có lẽ tác giả đó sẽ sớm trở thành người giàu nhất Việt Nam trong nay mai.

Hãy ghi nhớ: BĐAT càng lớn thì vụ đầu tư càng hấp dẫn. Nghe đơn giản quá phải không? Ai lại chẳng biết vậy? Thế thì bạn hãy quan sát những người xung quanh đang chơi cổ phiếu. Thay vì trông đợi BĐAT dương, họ sẵn sàng chấp nhận BĐAT âm, giống như anh bạn của tôi. Nghĩ rằng BĐAT là 0 đã hoàn toàn là điên rồ, chứ đừng nói đến BĐAT âm!!!

 Và nếu tuần sau cổ phiếu X tăng giá từ 32 lên thành 40, BĐAT của anh ta sẽ giảm từ -10 (= 22 – 32) xuống còn -18 (= 22 – 40). Tôi dám chắc anh ta sẽ càng phấn khích muốn mua và cho rằng cổ phiếu X đang cực kỳ hấp dẫn! Vâng, X rất hấp dẫn, nhưng hấp dẫn để cho làm anh ta thua lỗ, chứ không phải hấp dẫn để đầu tư.

Có thể bạn sẽ phản bác lại rằng ở thời điểm hiện tại, rất khó tìm được cổ phiếu có BĐAT dương, vì giá cổ phiếu đang tăng lên chóng mặt mà. Nếu chỉ nhìn vào thị giá thì chẳng bao giờ biết được BĐAT cả. Cần phải chịu khó tìm ra giá trị của nó nữa.

Tôi xin kể lại kinh nghiệm của mình. Rất nhiều người có thể sẽ chê cười tôi vì cái sự cứng đầu lúc nào cũng đòi hỏi BĐAT cao của tôi đã làm tôi bỏ lỡ bao nhiêu là cơ hội kiếm lời. Vâng, tôi xin thành thật kể những pha bỏ lỡ cơ hội của tôi. Tôi đã bỏ lỡ không mua FPT khi giá của nó đang ở loanh quanh mức 80-90 ngàn (điều chỉnh lại theo mệnh giá 10 ngàn) để rồi đến giờ FPT leo lên giá trên 600 ngàn (tăng gần 700%). Tôi cũng bỏ lỡ không mua TDH khi giá nó còn 70, để rồi chứng kiến TDH chào sàn với giá 300. Chưa hết. Tôi giữ SAM trong suốt thời gian dài, để rồi quyết định bán đi, và chứng kiến SAM tăng gần gấp 3 lần sau đó. Tôi thậm chí còn nắm giữ VF1 khi nó trên 40, để rồi chứng kiến nó giảm xuống còn 16, nhưng tôi vẫn không bán và nắm giữ cho đến bây giờ. Tất cả những pha bỏ lỡ cơ hội đó đều là vì tôi cứng đầu đòi hỏi BĐAT cao.

Một số người thậm chí còn cho rằng không ai có thể ngốc hơn tôi nữa. :P Vâng, tôi thừa nhận mình rất ngốc, nhưng may mắn là tôi không để cho mình ngốc hơn nữa. Thế nào là ngốc hơn? Ngốc hơn là khi tôi bán hết những cổ phiếu của mình để ùa theo mua những cổ phiếu mà tôi tin rằng BĐAT là không có, thậm chí là âm. Cho đến thời điểm này, ngoại trừ những pha hỏng ăn ở trên, những cổ phiếu mà tôi đòi hỏi BĐAT cao đều đem lại kết quả rất thỏa đáng.

Sở dĩ hầu hết các học trò của Graham đều thành công là vì họ hiểu được BĐAT. Sau khi bước ra từ “lò luyện” của Graham, mỗi người học trò đều tìm ra phương pháp định giá doanh nghiệp riêng phù hợp với mình. Có người sử dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu. Có người xác định giá trị bằng cách đánh giá toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp. Có người thì tính luôn giá trị vô hình (thương hiệu của doanh nghiệp) khi định giá. Trong đó nổi bật có Buffett là đặc biệt thành công vì kết hợp được 2 trường phái đầu tư giá trị và đầu tư tăng trưởng (vốn dĩ theo mọi người là hoàn toàn trái ngược nhau, có dịp tôi sẽ trình bày về đầu tư tăng trưởng sau). Ngay cả Graham cũng giới thiệu một số phương pháp cụ thể trong cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh”. Mỗi người học trò sở hữu một “chiêu thức” định giá riêng, sao cho phù hợp với thế mạnh của chính mình và tăng độ chính xác khi định giá. Dù dùng chiêu thức nào thì cuối cùng họ cũng tuân theo một nguyên tắc: đòi hỏi BĐAT phải cao.

 Lần sắp tới khi ai đó định dạy bạn về phân tích chứng khoán theo trường phái giá trị (hoặc phân tích cơ bản), nếu họ chỉ dạy bạn về PE, PEG, PB, DCF... mà không nói gì đến BĐAT, thì đừng nên tin họ. Nếu chỉ biết chiêu thức mà không biết tâm pháp, bạn chỉ có thể làm Sơn Đông Mãi Võ kiếm bạc cắc qua ngày thôi.

Warren Buffett có nêu một hình tượng rất lý thú. Nếu bạn cần xây một cây cầu để xe có trọng tải 10 tấn đi qua, bạn phải thiết kế và thi công cây cầu chịu được 15 tấn. Phần 5 tấn đó chính là BĐAT. Dù bạn có thông minh đến đâu thì cũng không thể lường trước được những biến cố trong tương lai: thời tiết bất thường, một số xe ăn gian tải trọng,... Nếu bạn ngoan cố xây cây cầu tải trọng 10 tấn hoặc thấp hơn, không sớm thì muộn cây cầu sẽ sập tan tành. Trường hợp này đặc biệt đúng khi bạn ở Việt Nam. 
     Thậm chí bà Năm bán phở cũng biết điều đó khi trả giá mấy người bán thách. Nếu người nói thách giá món đồ là 200 ngàn, trong khi bà Năm tin rằng nó chỉ đáng giá 30 ngàn, thì bà Năm sẽ đưa ra cái giá ban đầu là 5 ngàn! Nhưng người không biết trả giá thì sẽ đưa ra mức giá ban đầu đúng bằng 30 ngàn. Giá mua cuối cùng khi đó chắn chắn sẽ lớn hơn 30 ngàn.

Benjamin Graham luôn nhắc nhở học trò về BĐAT, còn bà Năm thì luôn nhắc nhỏ tôi rằng: “cháu phải biết cầm đằng cán”.

Ông Thị Trường (Mr. Market)

Tôi vẫn thường nghe nhiều người than phiền rằng phân tích cơ bản không có đất dụng võ ở thị trường Việt Nam. Họ cho rằng đi học mấy lớp về phân tích chứng khoán xong rồi chẳng áp dụng được gì. Chẳng hạn: tại sao cổ phiếu Z có các chỉ số cơ bản đẹp vậy mà giá cứ thấp lè tè? Họ cho rằng bây giờ người ta chỉ quan tâm đến thị giá thôi, có ai đầu tư dựa vào giá trị thực đâu mà mình phân tích giá trị làm chi cho mệt.

Một lần nữa, những người đó chỉ học chiêu thức mà chưa thuộc tâm pháp. Ngoài BĐAT, Graham còn đề ra một nguyên tắc nữa: ông Thị Trường (Mr. Market).

Để hiểu được nguyên tắc này, thay vì sở hữu cổ phiếu, bạn hãy tưởng tượng mình đang sở hữu một miếng đất do cha ông để lại. Dĩ nhiên là bạn dễ dàng biết được giá trị thực sự của miếng đất hơn là so với giá trị của cổ phiếu. Ngoài ra, hãy tưởng tượng thị trường chứng khoán là một ông hàng xóm – tên là ông Thị Trường - người cũng có một mảnh đất ở bên cạnh mảnh đất của bạn.

Hằng ngày, ông Thị Trường sẽ đến trước cửa nhà bạn để đưa ra một mức giá để mua mảnh đất của bạn, hoặc ngược lại bạn có thể mua miếng đất của ông ta nếu thấy giá đó hợp lý. Mặc dù cả hai miếng đất đều giống nhau về diện tích và địa thế, nhưng mức giá mà ông Thị Trường đưa ra luôn biến động theo từng ngày.

Chỉ có điều, ông Thị Trường có tâm lý rất bất ổn định. Trong một số ngày ông ta chỉ thấy toàn khía cạnh tích cực của miếng đất và vô cùng phấn khích, khi đó ông ta chào một mức giá vô cùng cao. Lại có một số ngày, ông ta rơi vào trạng thái vô cùng hoang mang và chỉ nhìn thấy toàn khía cạnh tiêu cực, khi đó ông ta sẽ đưa ra mức giá vô cùng thấp.

Ngoài ra, ông Thị Trường còn rất lì. Nếu hôm nay bạn từ chối giao dịch, thì ngay ngày hôm sau ông ta lại đến gõ cửa để chào mức giá khác, cao hơn hoặc thấp hơn tùy theo tậm trạng của ông ta ngày hôm đó. Ông ta không bao giờ quan tâm đến giá trị thực sự của miếng đất cả.

Nếu bạn cũng không hiểu rõ giá của miếng đất, bạn phải cẩn thận với ông Thị Trường. Rất có thể chứng tâm lý bất ổn định sẽ lây từ ông qua sang bạn. Khi đó bạn có thể sẽ mua phải miếng đất của ông ta hoặc bán miếng đất của mình với cái giá sai lầm.

Warren Buffet có lời khuyên như sau: ông Thị Trường ở trước cửa là để phục vụ bạn, chứ không phải để hướng dẫn bạn; cái mà bạn cần là túi tiền của ông ta, chứ không phải sự ngôn ngoan của ông ta. Nếu bạn tin rằng cái giá mà ông ta đưa ra quá cao so với giá trị thực của miếng đất, bạn có thể thản nhiên từ chối giao dịch, hoặc thậm chí có thể bán ngay miếng đất của mình. Tương tự, khi ông ta hoang mang cực độ, bạn có thể tận dụng cơ hội để mua miếng đất của ông ta ngay lập tức.

Graham cho rằng bạn nên tập trung tìm ra sự khác biệt giữa thị giá và giá trị, và khi có được BĐAT tương đối lớn thì thực hiện đầu tư ngay.

Sau đó, bạn không được để sự biến động hằng ngày của thị giá ảnh hưởng đến quyết định mua/bán của mình. Thậm chí bạn cần phải trông đợi sự biến động đó. Về ngắn hạn, sự khác biệt giữa thị giá và giá trị luôn tồn tại, nhưng về lâu dài thì chúng sẽ tiến lại gần nhau. Bạn có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn mức trung bình của thị trường nếu biết tận dụng những lúc có sự khác biệt đó. Muốn làm được điều đó thì bạn phải biết cách tránh xa những ảnh hưởng tâm lý của ông Thị Trường.

 Câu chuyện trên còn cho thấy vì sao phần lớn mọi người đều thành công khi đầu tư vào căn nhà hoặc miếng đất cho tương lai lâu dài của mình (Như bà nội của tôi chẳng hạn, bà chưa hề học qua lớp phân tích đầu tư nào hết nhưng vẫn có thể chọn ra căn nhà có giá trị cao). Thực tế thì họ không bị ông Thị Trường quấy rầy mỗi ngày khi sở hữu căn nhà. Chẳng may nếu họ có thể giao dịch căn nhà qua mỗi ngày, hoặc tệ hơn nữa, họ có thể chia căn nhà ra thành nhiều phần thay vì phải giao dịch cả nguyên căn, có lẽ phần lớn trong số họ sẽ gặp thất bại khi đầu tư vào nhà đất.

 Khi bạn mua cổ phiếu nào đó, hãy viết ra giấy cách thức tính toán giá trị của bạn. Nếu thị giá của cổ phiếu đó giảm chỉ còn phân nửa, đừng hoang mang. Hãy nhìn lại tờ giấy đó, xem cách tính toán đó còn đúng không. Nếu vẫn tin rằng nó đúng, bạn có thể có 2 lựa chọn:

1. Không quan tâm đến thị giá hiện tại. Theo cách này thì về lâu dài bạn sẽ có được mức lợi nhuận thỏa đáng (như trong bài viết trước).

2. Lấy tiền mua thêm cổ phiếu đó.

Mục lục:

Sunday, June 30, 2013

6 lời khuyên hữu ích của Tỷ Phú Warren Buffett

Dưới đây là 6 lời khuyên hữu ích của Tỷ Phú Warren Buffett dành cho các bạn:

VỀ KIẾM TIỀN: Đừng bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Hãy đầu tư để tạo ra nguồn thứ hai.
VỀ TIÊU TIỀN: Nếu như bạn cứ mua những thứ bạn không cần thì sớm muộn gì bạn cũng phải bán những thứ mình cần.
VỀ TIẾT KIỆM TIỀN: Không nên tiết kiệm những khoản còn lại sau chi tiêu, mà hãy tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm.
VỀ MẠO HIỂM: Đừng bao giờ thử độ sâu của dòng sông bằng cả hai chân.
VỀ ĐẦU TƯ: Đừng bao giờ cho hết tất cả số trứng vào một rổ.
VỀ SỰ KÌ VỌNG: Trung thực là một món quà vô cùng đắt giá và đừng mong chờ chúng từ những kẻ r

Friday, May 24, 2013

Những triệu phú, tỷ phú 'thất học'

10 gương mặt thành công nổi tiếng dù chưa học hết phổ thông do trang Business Insider giới thiệu...

David Karp, nhà sáng lập mạng xã hội Tumblr
Làng công nghệ vừa xôn xao khi Yahoo quyết định chi 1,1 tỷ USD để mua lại trang blog và mạng xã hội Tumblr. Nhà sáng lập Tumblr là David Karp năm nay mới 26 tuổi và đã bỏ học phổ thông năm 15 tuổi. Khi đó, khi đang theo học tại một trường nổi tiếng ở New York, Karp quyết định bỏ ngang và bắt tay vào thành lập Tumblr ngay trong căn hộ khiêm tốn của gia đình ở khu Manhattan. Thương vụ với Yahoo đem đến cho Karp khối tài sản hơn 200 triệu USD.
Thành công của Karp là một bằng chứng cho thấy, không nhất thiết phải học cao mới làm nên chuyện. Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn tạp chí Forbes, Karp nói rằng, anh không hề khuyến khích việc bỏ học phổ thông. “Tôi cảm thấy mình đã bỏ lỡ mất nhiều thứ. Đó là những thứ bình thường về xã hội, về tuổi thơ”, Karp nói.
Điểm mặt những tỷ phú ... 'thất học', Tài chính - Bất động sản, ty phu, David Karp, Forbes, ty phu Richard Branson, tap doan Virgin, Mike Hudack, dai gia song bac
Tỷ phú Richard Branson
Richard Branson là nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn Virgin của Anh. Ông sở hữu giá trị tài sản ròng 4,6 tỷ USD và được tạp chí Forbes xếp ở vị trí 272 trong danh sách những người giàu nhất thế giới
Năm 16 tuổi, Branson bỏ học phổ thông. Trên trang cá nhân, ông cũng đã bày tỏ quan điểm về việc đi tới thành công mà không cần qua trường đại học.
Điểm mặt những tỷ phú ... 'thất học', Tài chính - Bất động sản, ty phu, David Karp, Forbes, ty phu Richard Branson, tap doan Virgin, Mike Hudack, dai gia song bac
Mike Hudack, Giám đốc sản phẩm của Facebook
Mike Hudack đã bỏ học cấp 3 và bắt đầu làm việc tại một công ty an ninh mạng quy mô nhỏ ở bang Connecticut năm 16 tuổi. Sau đó anh chuyển tới New York và làm cố vấn cho hãng truyền thông Time Warner.
Năm 2005, anh thành lập Blip.tv, một nền tảng dành cho các nhà sáng tạo nội dung video kỹ thuật số. Năm 2012, anh rời vị trí CEO của Blip.tv để trở thành Giám đốc sản phẩm cho mạng xã hội Facebook.
Điểm mặt những tỷ phú ... 'thất học', Tài chính - Bất động sản, ty phu, David Karp, Forbes, ty phu Richard Branson, tap doan Virgin, Mike Hudack, dai gia song bac
“Đại gia” sòng bạc Kirk Kerkorian
Kirk Kerkorian nghỉ học từ năm lớp 8, nhưng điều đó không thể ngăn ông trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất định hình nên “thủ phủ bài bạc” Las Vegas của Mỹ.
Theo tính toán của tạp chí Forbes, Kerkorian hiện sở hữu giá trị tài sản ròng 3,3 tỷ USD. Trước kia, ông từng là một võ sỹ đấm bốc, một phi công lái máy bay chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1962, ông bỏ tiền mua đất ở Las Vegas, tạo nền tảng cho việc bước chân vào thế giới sòng bạc. Trong sự nghiệp của mình, ông đã sở hữu cổ phần lớn trong hàng loạt sòng bạc lớn như Bellagio, Excaliber, Luxor, Mandalay Bay, MGM Grand, New York-New York, Circus Circus, và The Mirage.
Điểm mặt những tỷ phú ... 'thất học', Tài chính - Bất động sản, ty phu, David Karp, Forbes, ty phu Richard Branson, tap doan Virgin, Mike Hudack, dai gia song bac
Quentin Tarantino, đạo diễn đoạt giải Oscar
Khi 15 tuổi, Quentin Tarantino bỏ ngang khi đang theo phổ thông để theo đuổi các lớp học diễn xuất. Hơn 20 tuổi, ông đã viết kịch bản cho một số bộ phim, nhưng cho tới khi đảm nhiệm vai trò đạo diễn phim “Reservoir Dogs” (Những kẻ phản bội) phát hành năm 1992 thì Tarantino mới trở nên nổi tiếng.
Ông đã được đề cử nhiều lần cho giải thưởng Oscar danh giá và đã giành chiến thắng hai lần, với bộ phim “Django Unchained” (Giải cứu nô lệ) và “Pulp Fiction” (Chuyện tào lao).
Điểm mặt những tỷ phú ... 'thất học', Tài chính - Bất động sản, ty phu, David Karp, Forbes, ty phu Richard Branson, tap doan Virgin, Mike Hudack, dai gia song bac
Tỷ phú đồ hiệu Pháp Francois Pinault
Francois Pinault hiện là người giàu thứ ba ở Pháp, với khối tài sản ròng 15 tỷ USD. Năm 1947, do bị bạn bè chê bai vì kém cỏi, Pinault bỏ học phổ thông để làm việc ở nhà máy gỗ của cha. Ngày nay, ông là cổ đông chính của “đế chế” hàng xa xỉ PPR với những thương hiệu lừng danh như Gucci, Stella McCartney, Alexander McQueen, và Yves Saint Laurent. Ông cũng sở hữu nhà đấu giá Christie’s và đứng thứ 53 thế giới về độ giàu có.
Điểm mặt những tỷ phú ... 'thất học', Tài chính - Bất động sản, ty phu, David Karp, Forbes, ty phu Richard Branson, tap doan Virgin, Mike Hudack, dai gia song bac
Doanh nhân tỷ phú Joe Lewis
Joe Lewis thôi học phổ thông năm 15 tuổi để làm việc trong công ty dịch vụ ăn uống Tavistock Banqueting của cha ông, ban đầu với vai trò bồi bàn.
Hiện nay, ông là người giàu thứ 8 ở Anh theo xếp hạng của tạp chí Forbes, với giá trị tài sản khoảng 4,2 tỷ USD. Ông là chủ của một trung tâm chăm sóc y tế lớn tại Mỹ, nắm giữ cổ phần trong hơn 150 công ty khác nhau bao gồm đội bóng Tottenham Hotspur của giải Ngoại hạng Anh, chưa kể gần 135 nhà hàng và nhiều resort trên toàn thế giới. Ông còn sở hữu một bộ sưu tập nghệ thuật trị giá 1 tỷ USD.
Điểm mặt những tỷ phú ... 'thất học', Tài chính - Bất động sản, ty phu, David Karp, Forbes, ty phu Richard Branson, tap doan Virgin, Mike Hudack, dai gia song bac
Vận động viên đấm bốc George Foreman
Foreman cũng bỏ học phổ thông từ năm 15 tuổi để theo nghiệp đấm bốc ở California. Anh đã trở thành một trong những vận động viên đấm bốc nổi tiếng nhất, với hai lần vô địch giải hạng nặng thế giới và đã giành huy chương vàng Thế vận hội.
Tuy nhiên, phần lớn gia sản mà Foreman có được lại đến từ sau khi anh giải nghệ đấm bốc và trở thành một diễn giả cho sản phẩm lò nướng giảm béo George Foreman Grill của hãng Russell Hobbs. Công việc này đã đem lại cho anh 240 triệu USD.
Điểm mặt những tỷ phú ... 'thất học', Tài chính - Bất động sản, ty phu, David Karp, Forbes, ty phu Richard Branson, tap doan Virgin, Mike Hudack, dai gia song bac
Tỷ phú Carl Henry Lindner
Khi Đại suy thoái nổ ra ở Mỹ vào thập niên 1930, Carl Henry Lindner bỏ học năm mới 14 tuổi. Sau đó, ông trở thành người đi giao hàng cho công ty sữa của gia đình.
Khi công ty gia đình dần lớn mạnh và sở hữu 20 cửa hàng tiện ích, Lindner lấy đó làm cơ sở để gây dựng nên một tập đoàn tài chính và bảo hiểm lớn có tên American Financial. Tài sản của Lindner được tạp chí Forbes ước tính đạt mức 1,7 tỷ USD vào năm 2010, trước khi ông qua đời vào năm 2011.
Điểm mặt những tỷ phú ... 'thất học', Tài chính - Bất động sản, ty phu, David Karp, Forbes, ty phu Richard Branson, tap doan Virgin, Mike Hudack, dai gia song bac
Nhà tạo mẫu tóc huyền thoại Vidal Sassoon
Từ nhỏ, Vidal Sassoon sống trong một trại trẻ mồ cô của người Do thái và đến năm 11 tuổi, ông được đoàn tụ với mẹ. Năm 14 tuổi, ông bỏ học phổ thông tại London và xin vào học nghề trong một hiệu cắt tóc. Đến thập niên 1960, ông mở hiệu riêng và sáng tạo ra kiểu tóc “bob” còn phổ biến cho tới ngày nay. Ông đã từng được trả 5.000 USD để bay qua Đại Tây Dương cắt tóc cho diễn viên Mia Farrow khi bà đóng phim “Rosemary’s Baby”.
Năm 1984, Sasson được chọn là nhà tạo mẫu tóc chính thức cho Thế vận hội. Giá trị tài sản của ông ước tính đạt 130 triệu USD. Sasson đã mất vào tháng 5/2012 khi ông 84 tuổi.

Chuyện khởi nghiệp của 12 tài phiệt Phố Wall


Trước khi trở thành những cái tên đình đám trong làng tài chính Mỹ và thế giới, những "ông trùm" từng có công việc đầu đời như bao người bình thường khác. Có người trong số họ làm nghề đóng bao bì quả óc chó, bán lạc, giao báo...

Tỷ phú Warren Buffett "khởi nghiệp" năm 6 tuổi bằng việc đi từ nhà này sang nhà khác để bán kẹo cao su, Coca-Cola, tạp chí và giao nhật báo. Hiện tại, nhà đầu tư thiên tài đang giữ chức Chủ tịch kiêm CEO của công ty Berkshire Hathaway. Theo Forbes, tài sản hiện tại của ông đạt 53,5 tỷ USD.
Warren Buffett
Charles Schwab (4,3 tỷ USD) là người sáng lập kiêm Chủ tịch tập đoàn mang tên ông, đơn vị chuyên môi giới chứng khoán được thành lập từ năm 1971. Thời niên thiếu, Charles đóng gói hạnh nhân ở Sacramento (California, Mỹ).
Warren Buffett
David Tepper làm việc trong thư viện nghệ thuật của Đại học Pittsburgh để có tiền trả học phí. Thời trung học ông từng nộp đơn làm tại McDonald's nhưng không trúng tuyển. Giờ đây Tepper là người điều hành quỹ đầu cơ Appaloosa Management và là một trong những người có kỷ lục đầu tư dài hạn tốt nhất trên Phố Wall. Năm 2012, Tepper được vinh danh quản lý quỹ đầu cơ có mức lương cao nhất.
Warren Buffett
CEO John Stumpf của Wells Fargo từng xếp cuối lớp với số điểm tồi tệ thời trung học. Sau khi tốt nghiệp ông trở thành thợ làm bánh trong một cửa hàng bánh ngọt tại Pierz, Minnesota.
Warren Buffett
Julian Robertson phục vụ Hải quân Mỹ 2 năm, sau khi tốt nghiệp Đại học Bắc California. Năm 1957 ông bắt đầu sự nghiệp Phố Wall với vị trí nhân viên kinh doanh thực tập tại Kidder Peabody & Company. Năm 1980, Julian thành lập Tiger Management, một trong những quỹ đầu cơ thành công nhất trên thế giới. Forbes ước tính tài sản của ông 2,8 tỷ USD.
Warren Buffett
Lloyd Blankfein lớn lên trong một dự án nhà ở xã hội tại Brooklyn (Mỹ). Để có tiền tiêu vặt, cậu bé Lloyd đi bán lạc tại sân vận động Yankee. Hiện nay ông là CEO kiêm Chủ tịch tập đoàn tài chính Goldman Sachs.
Warren Buffett
Khi còn theo học tại Đại học Johns Hopkins, Michael Bloomberg làm bảo vệ tại bãi đỗ xe. Năm 1966, ông được nhận vào làm tại Salômn Brothers và bị sa thải năm 1981. Sau đó Michael đứng ra thành lập công ty riêng mình, nay trở thành tập đoàn Bloomberg LP hùng mạnh. Ngoài vai trò là doanh nhân, Michael còn giữ chức Thị trưởng thành phố New York (Mỹ). Theo Forbes, tài sản ước tính của ông là 27 tỷ USD.
Warren Buffett
Phil Falcone từng là cầu thủ khúc côn cầu chuyên nghiệp tại Thụy Điển sau khi tốt nghiệp Đại học Harvard. Tuy nhiên, sự nghiệp của ông chỉ kéo dài một năm cho đến khi bị chấn thương trước khi chuyển sang hoạt động tại Phố Wall. Bắt đầu con đường tài chính bằng các trái phiếu rác, nay Phil đã có tài sản 1,2 tỷ USD. Ông là nhà sáng lập quỹ đầu cơ Harbinger Captital.
Warren Buffett
Năm 12 tuổi, Ray Dalio đi xách đồ và nhặt bóng sân golf, kiếm 6 USD mỗi khách và sau đó dùng số tiền này để mua những cổ phiếu đầu tiên. Ray giờ đây là người sáng lập quỹ Bridgewater Associates. Tạp chí Time năm 2012 bình chọn ông là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Tài sản ước tính 12,5 tỷ USD.
Warren Buffett
Trong những năm 1950, Sandy Weill thử sức với việc bán sách hướng dẫn du lịch thành phố New York. Còn công việc đầu tiên của ông tại Phố Wall là trong phòng hậu cần của một công ty môi giới. Hiện Sandy là Chủ tịch Citigroup, kiêm cựu CEO.
Warren Buffett
Steve Cohen khởi nghiệp tại siêu thị Bohack với lương 1,85 USD một giờ. Sau đó ông nghỉ việc vì bàn chơi bạc mang lại thu nhập cao hơn. Steve là người sáng lập SAC, công ty có thị giá 14 tỷ USD tại Stamford. Bản thân ông cũng sở hữu tài sản 9,3 tỷ USD.
Warren Buffett
Lớn lên ở Oklahoma, T. Boone Pickens kiếm tiền nhờ việc đưa báo khi còn thiếu niên. Để tăng doanh số, ông đã "thầu" các khu vực xung quanh. Hiện Pickens là Chủ tịch của công ty quản lý vốn BP Capital Management. Tài sản hiện tại khoảng 1,2 tỷ USD.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More