Wednesday, May 29, 2013

Đại gia rửa tiền Liberty Reserve vươn tới Việt Nam

Chưa được hoạt động nhưng trang web tiếng Việt có liên hệ với Liberty Reserve, công ty vừa bị giới chức Mỹ cáo buộc rửa tiền kỷ lục, vẫn đang cung cấp dịch vụ chuyển tiền và quảng bá có giao dịch với các ngân hàng trong nước.
Ngày 28/5, Liberty Reserve - website chuyển tiền tại Mỹ đã phải đóng cửa ngay lập tức sau cáo buộc rửa tiền với giá trị lên tới 6 tỷ đôla. Tại Việt Nam, một website đứng tên tổ chức này cũng đang hoạt động và cung cấp dịch vụ chuyển tiền.
[Caption]
Giao diện trang web tự nhận là đối tác trung chuyển tiền của Liberty Reserve tại Việt Nam. Ảnh chụp màn hình.
Qua hệ thống thanh toán online Liberty Reserve, người dùng sẽ chuyển từ USD hoặc euro sang một loại tiền ảo để giao dịch trên Internet. Hệ thống Liberty Reserve gọi loại tiền này là "tiền LR".
Ngay trang chủ của website này có phần hỗ trợ cho phép người dùng mua và bán tiền LR và theo giới thiệu, việc chuyển tiền sẽ được gửi qua một trong 4 ngân hàng của Việt Nam là Vietcombank, Vietinbank, Đông Á và Á Châu.
Trên website này không có địa chỉ, trụ sở làm việc cũng như những thông tin liên quan đến chủ sở hữu và giới thiệu về tôn chỉ, mục đích hoạt động của một trang web chuyển tiền thông thường. Trang web được xây dựng từ cuối năm 2012 và những tin tức do các quản trị viên bắt đầu đăng tải từ tháng 11/2012. 
Chiều 29/5, VnExpress.net gọi điện tới đường dây nóng của website này, nam thanh niên trả lời điện thoại xác nhận trước thứ 6 (24/5), webstie có hỗ trợ nhận chuyển tiền từ nước ngoài về qua Liberty Reserve ở Mỹ. "Tuy nhiên, website ở Mỹ bị đánh sập từ thứ 6 và bản thân chúng tôi cũng là nạn nhân và bị mất tiền", người này cho biết. Nam thanh niên này cũng khẳng định những khách hàng giao dịch qua website mà nhưng chưa kịp rút trước 24/5 chắc chắn sẽ bị mất hết tiền.
Mặc dù vậy, người này vẫn khẳng định trang web tại Việt Nam không phải một chi nhánh của "đại gia" Liberty Reserve ở Mỹ mà chỉ là một "exchanger" (đối tác nhận đổi tiền).
Ngay sau khi website chuyển tiền của Mỹ ngừng hoạt động, website Liberty Resever tại Việt Nam này cũng gửi thông báo dừng mọi hoạt động và "chia buồn" vì sự cố. "Chúng ta đều là những nạn nhân trong sự cố vừa qua. Đây là cú sốc lớn nhưng tôi hi vọng tất cả sẽ không mất hy vọng mà cùng nhau vượt qua khó khăn này. Trong thời gian này mọi hoạt động giao dịch sẽ không thể thực hiện được, kể cả giao dịch đổi tiền liên ngân hàng Việt Nam", ban quản trị viết.
Website này cũng trưng ra các giao dịch chuyển tiền gần đây (mới nhất là ngày 26/5) liên quan đến các ngân hàng lớn của Việt Nam. Theo giới thiệu, Liberty Reserve tại Việt Nam cũng cung cấp dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng giữa 4 nhà băng: Vietcombank, Vietinbank, Đông Á và Á Châu.
Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress.net chiều 29/5, một chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền khẳng định không có thông tin về chủ sở hữu của trang web này. Ông cho biết, có thể họ mở các tài khoản thông thường tại những ngân hàng trên mà không khai báo là nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền. 
Theo vị chuyên gia, nếu đối chiếu các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam thì không có sự tồn tại của đồng tiền LR. "Tiền LR không được chấp nhận là một ngoại tệ. Cần phải làm rõ trang web này có phải một điểm thu đổi ngoại tệ hay không", vị này cho hay.
Các cơ quan chức năng cho biết đã nắm được thông tin liên quan đến trang web và đang theo dõi vụ việc.
Theo cáo buộc được đưa ra hôm qua (28/5) của công tố viên Preet Bharara tại Manhattan, "Liberty Reserve là trung tâm tài chính cho tội phạm, hỗ trợ các hoạt động phi pháp trực tuyến như lừa đảo thẻ tín dụng, ăn trộm thông tin cá nhân, lừa đảo đầu tư, xâm nhập máy tính, khiêu dâm trẻ em và buôn lậu". Website này cũng chuyển hàng chục triệu USD qua các công ty trên giấy đặt tại Síp, Nga, Hong Kong (Trung Quốc), Trung Quốc, Morocco, Tây Ban Nha và Australia.
Trao đổi với VnExpress chiều nay, ông Ngô Ngọc Đông, Tổng giám đốc Công ty Chuyển mạch Tài chính Quốc gia (BankNet) khẳng định, đơn vị này không có hoạt động nào liên quan đến Liberty Reserve. Theo ông Đông, trong các giao dịch quốc tế, Banknet đều phải kết nối trực tiếp với các công ty chuyển mạch quốc gia của các nước. 
Ông Đào Minh Tuấn, Phó tổng giám đốc Vietcombank cũng nhấn mạnh nhà băng này không có quan hệ giao dịch với Liberty Reserve. "Vietcombank hiện nay chỉ làm đại lý chuyển tiền cho MoneyGram; Công ty chuyển tiền TNMonex của Mỹ và Uniteller", ông Tuấn thông tin.
Theo ông Tuấn, khách hàng từ nước ngoài muốn chuyển tiền vào tài khoản mở tại Viecombank chỉ bằng hai cách. Thứ nhất là thông qua ngân hàng nơi khách hàng đang cư ngụ, hoặc sử dụng dịch vụ của ba đối tác nói trên của Vietcombank, chứ không thể qua công ty nào khác.
Phó tổng Vietcombank cho biết thêm, khi ngân hàng ký kết hợp tác với công ty chuyển tiền quốc tế, hai bên phải có thỏa thuận về chống rửa tiền theo quy định của mỗi nước. 
"Ngoài ra, một ngân hàng muốn làm đại lý chuyển tiền cho một công ty đều phải tìm hiểu rất rõ về nó. Vì nếu không, sau này lỡ họ vướng vào những phi vụ rửa tiền chẳng hạn, ngân hàng mình cũng bị ảnh hưởng nặng. Có thể sẽ bị Chính quyền nước sở tại không cho phép mở bất cứ một ngân hàng nào nữa", ông Tuấn nói.
Thanh Thanh Lan - Lệ Chi

Monday, May 27, 2013

Nhà đầu tư thông minh - Benjamin Graham (Phần 1)

Nhà đầu tư thông minh - Phần 1
         Phần 1 của bài viết giới thiệu khái niệm cơ bản về đầu tư giá trị, đồng thời giúp cho bạn khắc phục được điểm yếu lớn nhất của mình: tâm lý chỉ nghĩ đến thị giá chứ không cần xét đến giá trị.
         Sau khi đọc bài “Kiếm 100 triệu/1 giờ nhờ cổ phiếu” nhiều bạn liền hỏi tôi nếu muốn tìm hiểu thêm về đầu tư chứng khoán thì có thể học ở đâu. Một số bạn thì than phiền rằng những lớp học chứng khoán và sách báo về chứng khoán trình bày khó hiểu quá, vậy có tài liệu hay website nào dạy cách đầu tư một cách ngắn gọn và dễ hiểu không.
         Để học về đầu tư (đầu tư bất kỳ thứ gì, không chỉ chứng khoán) thì không gì tốt hơn bằng hãy đọc cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh” của Benjamin Graham. Có thể phần lớn người ở Việt Nam chưa nghe về cuốn sách này, nhưng có thể so sánh như sau: cuốn sách này có thể xem như là Kinh Thánh trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Nó dựng lên nền tảng để từ đó bao nhiêu thế hệ nhà đầu tư và học giả phát triển thành các lý thuyết và phương pháp đầu tư hiện đại mà thế giới hiện đang áp dụng.
         Cuốn sách xuất bản năm 1949. Có rất nhiều câu chuyện lý thú xung quanh cuốn sách và tác giả của nó. Chẳng hạn, rất nhiều bạn trẻ thời đó sau khi đọc cuốn sách đã tìm đến lớp học về đầu tư của tác giả Benjamin Graham. Nhờ lớp học đó, hầu hết những học trò của Graham sau này đều trở thành triệu phú và tỉ phú nhờ kinh doanh và đầu tư, trong đó nổi bất nhất chính là Warren Buffett (người giàu thứ hai thế giới hiện nay, chỉ sau Bill Gates). Buffett là học trò duy nhất nhận được điểm A+ trong suốt sự nghiệp dạy học của Graham; và cũng giống như một số học trò khác, Buffet xem Graham là người cha thứ hai của mình. Sau này họ thậm chí còn lấy tên của thầy Graham để đặt tên cho con trai của mình để ghi nhận sự ảnh hưởng lớn lao của Graham đối với họ (đó là theo văn hóa của người Mỹ, còn người Việt không bao giờ làm vậy).
         Bản thân tôi khi đọc xong cuốn sách (mất gần 1 năm trời) cũng cảm nhận điều tương tự. Nó hoàn toàn thay đổi suy nghĩ của tôi về đầu tư, kinh doanh, và những mặt khác trong cuộc sống. Và tôi nghĩ nó cũng có thể giúp bạn có điều tương tự như vậy.
Tôi viết bài viết này nhằm 2 mục đích:
         1. Là phần tiếp theo của bài “Kiếm 100 triệu/1 giờ nhờ cổ phiếu”, trong đó tôi nêu rõ quan điểm cách đầu tư phù hợp với mọi người là không nên phí thời gian vào những thứ không phù hợp với họ, khi đó họ sẽ có được lợi nhuận rất thỏa đáng so với công sức bỏ ra. Còn bài viết này phục vụ cho những ai có tham vọng đạt được lợi nhuận cao hơn mức đó, và đang trên đường tìm kiếm một chiến lược đầu tư đáng tin cậy cho riêng mình.
         2. Tóm tắt lại nội dung cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh”. Tôi rất ngạc nhiên rằng những nguyên lý đầu tư vô cùng quý giá, dù rất đơn giản và dễ hiểu, của Graham lại không được phổ biến ở Việt Nam. Tôi gọi những nguyên lý này là phần Toán học cơ bản mà bất kỳ ai cũng phải học qua nếu muốn bắt đầu nghiên cứu Vật lý. Rất nhiều người học về đầu tư (phần Vật lý) ở Việt Nam hiện nay chưa hề được trang bị phần “Toán học cơ bản” này.
Thị giá và giá trị:
 Theo Graham, khi đầu tư vào bất kỳ cái gì, bạn nên quan tâm đến hai và chỉ hai khái niệm:
- Thị giá (price): là số tiền mà bạn cần bỏ ra.
- Giá trị (value): là thứ mà bạn sẽ nhận lại được trong tương lai.
         Thị giá thì dễ hiểu quá phải không? Nhưng làm sao biết trước được giá trị? Chúng ta sẽ thử xét ví dụ sau: một nữ sinh vừa tốt nghiệp Tú tài đang cân nhắc xem có nên đi du học bậc Đại học ở nước ngoài hay không. Thời gian học là 4 năm, và tổng chi phí là 40 ngàn đô la, trả hết ngay từ ban đầu (do Lãnh sự quán yêu cầu số tiền 40 ngàn phải có sẵn ngay trong tài khoản ngân hàng). Hãy xem đây là một quyết định đầu tư, và chỉ xét đến khía cạnh kinh tế, liệu cô bé có nên đi học hay không?
Thị giá ở đây chính là số tiền 40 ngàn đô la phải bỏ ra.
         Còn cách tính giá trị đơn giản nhất là xác định số tiền mà cô bé sẽ kiếm được sau khi tốt nghiệp. Sau 4 năm, cô bé sẽ về Việt Nam làm việc với mức lương khởi điểm là 400 đô la/tháng, nghĩa là 4,800 đô la/năm. Cô bé cũng tin rằng với năng lực của mình, mỗi năm cô bé sẽ được tăng lương trung bình 25%/năm (bản thân tôi nằm mơ cũng không dám nghĩ mình có được mức tăng lương như vậy, nhưng không sao, phụ nữ thường hay mơ mộng mà). Nghĩa là, đến năm thứ hai, cô bé sẽ kiếm được 6,000 đô la; năm kế tiếp là 7,500 đô là.
         Nhưng cô bé chỉ muốn làm việc trong 6 năm thôi, sau đó cô bé sẽ lấy chồng và nghỉ việc! Vậy số tiền tổng cộng sau 6 năm làm việc là:
 4,800 + 6,000 + 7,500 + 9,380 + 11,730 + 14,660 = 54,070

 Bỏ ra 40 ngàn và thu được 54 ngàn, vậy đây là quyết định đầu tư đúng đắn? Không hẳn, ở đây cô bé cần lưu ý rằng giá của đồng tiền sẽ thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn, nếu tôi có 100 đồng và quyết định bỏ vào ngân hàng với lãi suất 8%, thì sau 1 năm tôi sẽ có 108 đồng (100 đồng vốn + 8 đồng lãi suất). Hay nói cách khác, số tiền 108 đồng ở tương lai 1 năm sau sẽ chỉ tương đương với 100 đồng ở hiện tại thôi. Nếu có 2 lựa chọn: 1) nhận 100 đồng ngay bây giờ, hoặc 2) nhận 100 đồng sau 1 năm; thì tôi sẽ chọn ngay cách 1, vì có được 100 đồng trong tay tôi sẽ bỏ vào ngân hàng để 1 năm sau có được 108 đồng, thay vì chỉ có 100 đồng nếu chọn cách 2.

 Vì vậy, 4,800 đô la ở 5 năm sau (4 năm học + 1 năm làm việc), tính theo lãi suất 8%/năm thì chỉ tương đương 3,267 đô la ở hiện tại, tương tự cho các năm sau đó. Để đánh giá khoản đầu tư một cách chính xác, ta cần phải quy đổi dòng tiền trong các năm ở tương lai về hiện tại, để so sánh với số tiền 40 ngàn bỏ ra ban đầu. Cô bé đã thực hiện bảng tính toán sau:
Giá trị hiện tại (GTHT) của tổng số tiền giờ đây chỉ còn 29,150 đô la thôi. Rõ ràng nếu chỉ xét về khía cạnh kinh tế thì đây là một quyết định đầu tư quá tồi. Lời khuyên: cô bé nên đi tìm khóa học khác, hoặc thậm chí có thể xem xét việc lấy chồng ngay bây giờ.

 Ở trên là một ví dụ hết sức đơn giản khi phân tích theo trường phái đầu tư giá trị (Benjamin Graham được xem như là tổ sư của trường phái này). Khi phân tích một doanh nghiệp, bạn có thể áp dụng tương tự: 40 ngàn chính là số tiền phải bỏ ra (thị giá); còn số tiền lương kiếm được trong tương lai chính là dòng tiền từ lợi nhuận mà doanh nghiệp đó sẽ sinh ra trong tương lai, bạn sẽ dự đoán dòng tiền và từ đó tính ra giá trị của khoản đầu tư đó.

Khắc phục điểm yếu lớn nhất của người Việt Benjamin Graham có nói ngay ở đầu cuốn sách rằng: kẻ thù lớn nhất của nhà đầu tư chính là bản thân anh ta. Nghĩa là, phần lớn những sai lầm mà nhà đầu tư mắc phải không phải xuất phát từ những nguyên nhân khách quan (công ty đột nhiên phá sản, ban lãnh đạo gian dối, rủi ro thị trường,...) mà là do chính sai lầm chủ quan mà nhà đầu tư tự gây ra. Điều này đặc biệt đúng ở Việt Nam: phần lớn mọi người thường lo lắng và đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan (có thể xem các bài phỏng vấn trực tuyến gần đây) hơn là tự nhìn lại chính bản thân mình.

 Ở đây tôi thử phân tích điểm yếu lớn nhất của người Việt khi đầu tư. Vâng, nói một cách ngắn gọn là thế này: người Việt rất hám của rẻ. Trong con mắt người nước ngoài, người Việt rất hà tiện, chứ không biết tiết kiệm.

Người hà tiện là người chỉ biết nghĩ đến thị giá. Còn người tiết kiệm là người biết dung hòa giữa thị giá và giá trị.

Phần trình bày ngay phía sau đặc biệt quan trọng cho bất kỳ ai muốn bước vào thế giới đầu tư. Thậm chí nếu bạn không quan tâm đến đầu tư, bạn cũng cần biết đến những điều sau đây để có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc mua sắm, tiêu xài.

Ví dụ 1. Trước kia tôi thường rất hay bị bạn bè và đồng nghiệp chê cười vì cách tôi bỏ tiền cho các bữa ăn sáng ở bên ngoài. Bữa ăn sáng của tôi tốn khoảng 6-8 ngàn đồng, trong khi những người đó khoe rằng họ chỉ ăn xôi, bánh,... mất 1-2 ngàn đồng. Với những bữa sáng rẻ như vậy, chẳng trách họ mới làm việc hoặc học tập đến 10 giờ sáng là hoa mắt, buồn ngáp, uể oải. Điều hài hước nữa là sau bữa sáng họ tiếp tục phải bỏ thêm tiền để mua thêm nhiều thứ khác để ăn cho đỡ đói và mệt! Nghĩa là nếu tính số tiền thực sự đã bỏ ra, và xét thêm việc năng suất lao động bị giảm vì ham của rẻ lúc đầu, cái giá 1-2 ngàn đồng chẳng còn hời một tí nào. Tôi ước họ có thể tham khảo bữa ăn của người Nhật: rất mắc, nhưng nhờ ăn uống như vậy mà người Nhật có thể làm việc với 100% khả năng cho đến 70 tuổi mà vẫn chạy tốt; còn phần lớn người Việt không đủ sức làm 50% của khả năng cho đến năm 35 tuổi. Cho dù điều kiện kinh tế khó khăn đến thế nào, người Nhật cũng sẵn sàng đầu tư thích đáng cho bữa ăn.

Ví dụ 2. Một số bạn của tôi khi mua xe gắn máy đều chọn xe Trung Quốc. Lý do duy nhất: giá rẻ. Họ lý luận rằng xe Trung Quốc chỉ có 5 triệu, còn xe Nhật (second-hand) thì mắc gấp đôi. Về thị giá thì đúng là xe Trung Quốc hấp dẫn. Nhưng nếu xét đến chất lượng thì khác. Nếu xét đến số tiền phải bỏ ra để tút và sửa để xe Trung Quốc có thể chạy được, rồi xét đến tuổi thọ sử dụng, xét đến độ an toàn cho người lái,... tất cả cấu thành nên một con số gọi là “giá trị” cho chiếc xa, và đem so sánh với thị giá bỏ ra, kết quả không hẳn là xe Trung Quốc lúc nào cũng hấp dẫn hơn.

 Qua hai ví dụ trên, chúng ta thấy rằng người Việt thường chỉ nghĩ đến thị giá khi mua món đồ gì đó. “Phương pháp” phân tích được nhiều người áp dụng là: so sánh thị giá của các món đồ với nhau để lựa chọn cái tốt nhất. Ngoài ra còn một “trường phái” nữa cũng rất phổ biến, nhất là ở phái nữ: so sánh giá của từng thời điểm. Ví dụ 3: phần lớn những thứ hàng hiệu như điện thoại di động, quần áo thời trang, giày dép đều có giá bán cao hơn rất nhiều so với giá trị sử dụng thực sự mà chúng đem lại. Bạn gái của tôi chưa muốn mua đôi giày có giá 1 triệu đồng vì quá mắc, nhưng nếu chỉ cần nghe thông tin sale off 30% (giá chỉ còn 700 ngàn đồng) thì bảo đảm sẽ đứng ngồi không yên liền. Thay vì so sánh thị giá và giá trị, thì bây giờ bạn gái của tôi chỉ suy nghĩ giữa giá bán trước và sau khi giảm giá!

Bước đầu tiên để đầu tư khôn ngoan là phải biết mua rẻ. Mua rẻ có nghĩa là mua với thị giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị. Chú ý: thị giá cao không có nghĩa là mắc, và thị giá thấp càng không có nghĩa là rẻ. Thị giá giảm đi đáng kể (giày sale off, hàng xách tay trốn thuế, chứng khoán rớt giá,...) cũng không có nghĩa là nó đã rẻ để đầu tư.

 Ví dụ 3:  Gần đây tôi được biết những người mua xôi giá 1-2 ngàn ở ví dụ 1 đang chơi chứng khoán. Khỏi nói chắc bạn cũng đoán được họ mua bán thế nào. :-P Họ chê cổ phiếu trên sàn tập trung có thị giá mắc quá (có mã lên đến 300-400 ngàn/cổ phiếu), nên ào sang chơi thị trường OTC (có thể hiểu là chợ đen), vì ở đó thị giá cổ phiếu còn rất rẻ (có cái chỉ 10-20 ngàn/cổ phiếu). Hoặc là nếu các cổ phiếu Blue Chip (những cổ phiếu được thị trường kỳ vọng như Kinh Đô, REE, Vinamilk,...) có thị giá quá cao thì họ sẽ ào sang chơi các cổ phiếu Penny Stock (những cổ phiếu có thị giá siêu rẻ).

Tôi đã thử tìm hiểu cách “phân tích” cổ phiếu của những người mới bắt đầu chơi, và phát hiện ra nhiều điểm lý thú. Thông tin đầu tiên mà họ tìm đến là bảng giá chứng khoán vào cuối mỗi ngày (trên báo, website, bản tin chứng khoán...). Bất kỳ bảng giá nào cũng có ít nhất 2 cột: mã cổ phiếu và thị giá trong ngày. Và đó chính là thông tin duy nhất mà họ dùng để “phân tích”. Chỉ có 2 cột thì họ phân tích thế nào? Rất đơn giản: họ so sánh các dòng trong bảng giá với nhau! Ví dụ họ so sánh 2 dòng sau:

Cp Giá

BBC 48

KDC 220

Và họ kết luận rằng Bánh kẹo Biên Hòa (BBC) hấp dẫn hơn Kinh Đô (KDC)! (Còn nhớ những người bạn mua xe Trung Quốc chứ không mua xe Nhật chứ?)

Một số người thì “hàn lâm” hơn, ngoài bảng giá thì họ còn nhìn vào biểu đồ thị giá của từng cổ phiếu. Khi họ thấy thị giá hiện thời của cổ phiếu nào đó đang xuống thấp nhất so với 3 tháng trước, họ sẽ đinh ninh rằng cổ phiếu đó đang rất rẻ! (Còn nhớ người bạn gái ham mua đồ sale off chứ?).

Phân tích đầu tư không phải như vậy! Đừng bao giờ phí hết thời gian để đọc bảng giá hoặc xem đồ thị, vì chúng chỉ cho ta biết một biến duy nhất: thị giá. Bạn không thể nhìn thấy cột giá trị trong bất kỳ bảng giá nào cả.

Bà Năm bán phở có dạy tôi rằng: đừng hà tiện, thay vì vậy hãy biết tiết kiệm. Vì nếu hà tiện thì cả đời của cháu sẽ mãi nghèo khổ, cho dù cháu có kiếm được nhiều tiền đi nữa. Nhưng nếu cháu biết tiết kiệm, cháu sẽ luôn sung túc, cho dù cháu không kiếm được nhiều tiền như người khác.

 Bà Năm còn dạy rằng người xưa thường khuyên mình khi mua cái gì cũng phải xét đủ cả 3 yếu tố: rẻ, bền, đẹp. Nếu cháu chỉ chăm chăm nghĩ đến “rẻ”, chắc chắn cháu sẽ thất bại khi đầu tư cổ phiếu.


Nhà đầu tư thông minh - Benjamin

Nhà đầu tư thông minh - Phần 3
Ngộ nhận1
Ngộ nhận 2
Ngộ nhận 3
Ngộ nhận 4
Ngộ nhận 5

Friday, May 24, 2013

Những triệu phú, tỷ phú 'thất học'

10 gương mặt thành công nổi tiếng dù chưa học hết phổ thông do trang Business Insider giới thiệu...

David Karp, nhà sáng lập mạng xã hội Tumblr
Làng công nghệ vừa xôn xao khi Yahoo quyết định chi 1,1 tỷ USD để mua lại trang blog và mạng xã hội Tumblr. Nhà sáng lập Tumblr là David Karp năm nay mới 26 tuổi và đã bỏ học phổ thông năm 15 tuổi. Khi đó, khi đang theo học tại một trường nổi tiếng ở New York, Karp quyết định bỏ ngang và bắt tay vào thành lập Tumblr ngay trong căn hộ khiêm tốn của gia đình ở khu Manhattan. Thương vụ với Yahoo đem đến cho Karp khối tài sản hơn 200 triệu USD.
Thành công của Karp là một bằng chứng cho thấy, không nhất thiết phải học cao mới làm nên chuyện. Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn tạp chí Forbes, Karp nói rằng, anh không hề khuyến khích việc bỏ học phổ thông. “Tôi cảm thấy mình đã bỏ lỡ mất nhiều thứ. Đó là những thứ bình thường về xã hội, về tuổi thơ”, Karp nói.
Điểm mặt những tỷ phú ... 'thất học', Tài chính - Bất động sản, ty phu, David Karp, Forbes, ty phu Richard Branson, tap doan Virgin, Mike Hudack, dai gia song bac
Tỷ phú Richard Branson
Richard Branson là nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn Virgin của Anh. Ông sở hữu giá trị tài sản ròng 4,6 tỷ USD và được tạp chí Forbes xếp ở vị trí 272 trong danh sách những người giàu nhất thế giới
Năm 16 tuổi, Branson bỏ học phổ thông. Trên trang cá nhân, ông cũng đã bày tỏ quan điểm về việc đi tới thành công mà không cần qua trường đại học.
Điểm mặt những tỷ phú ... 'thất học', Tài chính - Bất động sản, ty phu, David Karp, Forbes, ty phu Richard Branson, tap doan Virgin, Mike Hudack, dai gia song bac
Mike Hudack, Giám đốc sản phẩm của Facebook
Mike Hudack đã bỏ học cấp 3 và bắt đầu làm việc tại một công ty an ninh mạng quy mô nhỏ ở bang Connecticut năm 16 tuổi. Sau đó anh chuyển tới New York và làm cố vấn cho hãng truyền thông Time Warner.
Năm 2005, anh thành lập Blip.tv, một nền tảng dành cho các nhà sáng tạo nội dung video kỹ thuật số. Năm 2012, anh rời vị trí CEO của Blip.tv để trở thành Giám đốc sản phẩm cho mạng xã hội Facebook.
Điểm mặt những tỷ phú ... 'thất học', Tài chính - Bất động sản, ty phu, David Karp, Forbes, ty phu Richard Branson, tap doan Virgin, Mike Hudack, dai gia song bac
“Đại gia” sòng bạc Kirk Kerkorian
Kirk Kerkorian nghỉ học từ năm lớp 8, nhưng điều đó không thể ngăn ông trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất định hình nên “thủ phủ bài bạc” Las Vegas của Mỹ.
Theo tính toán của tạp chí Forbes, Kerkorian hiện sở hữu giá trị tài sản ròng 3,3 tỷ USD. Trước kia, ông từng là một võ sỹ đấm bốc, một phi công lái máy bay chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1962, ông bỏ tiền mua đất ở Las Vegas, tạo nền tảng cho việc bước chân vào thế giới sòng bạc. Trong sự nghiệp của mình, ông đã sở hữu cổ phần lớn trong hàng loạt sòng bạc lớn như Bellagio, Excaliber, Luxor, Mandalay Bay, MGM Grand, New York-New York, Circus Circus, và The Mirage.
Điểm mặt những tỷ phú ... 'thất học', Tài chính - Bất động sản, ty phu, David Karp, Forbes, ty phu Richard Branson, tap doan Virgin, Mike Hudack, dai gia song bac
Quentin Tarantino, đạo diễn đoạt giải Oscar
Khi 15 tuổi, Quentin Tarantino bỏ ngang khi đang theo phổ thông để theo đuổi các lớp học diễn xuất. Hơn 20 tuổi, ông đã viết kịch bản cho một số bộ phim, nhưng cho tới khi đảm nhiệm vai trò đạo diễn phim “Reservoir Dogs” (Những kẻ phản bội) phát hành năm 1992 thì Tarantino mới trở nên nổi tiếng.
Ông đã được đề cử nhiều lần cho giải thưởng Oscar danh giá và đã giành chiến thắng hai lần, với bộ phim “Django Unchained” (Giải cứu nô lệ) và “Pulp Fiction” (Chuyện tào lao).
Điểm mặt những tỷ phú ... 'thất học', Tài chính - Bất động sản, ty phu, David Karp, Forbes, ty phu Richard Branson, tap doan Virgin, Mike Hudack, dai gia song bac
Tỷ phú đồ hiệu Pháp Francois Pinault
Francois Pinault hiện là người giàu thứ ba ở Pháp, với khối tài sản ròng 15 tỷ USD. Năm 1947, do bị bạn bè chê bai vì kém cỏi, Pinault bỏ học phổ thông để làm việc ở nhà máy gỗ của cha. Ngày nay, ông là cổ đông chính của “đế chế” hàng xa xỉ PPR với những thương hiệu lừng danh như Gucci, Stella McCartney, Alexander McQueen, và Yves Saint Laurent. Ông cũng sở hữu nhà đấu giá Christie’s và đứng thứ 53 thế giới về độ giàu có.
Điểm mặt những tỷ phú ... 'thất học', Tài chính - Bất động sản, ty phu, David Karp, Forbes, ty phu Richard Branson, tap doan Virgin, Mike Hudack, dai gia song bac
Doanh nhân tỷ phú Joe Lewis
Joe Lewis thôi học phổ thông năm 15 tuổi để làm việc trong công ty dịch vụ ăn uống Tavistock Banqueting của cha ông, ban đầu với vai trò bồi bàn.
Hiện nay, ông là người giàu thứ 8 ở Anh theo xếp hạng của tạp chí Forbes, với giá trị tài sản khoảng 4,2 tỷ USD. Ông là chủ của một trung tâm chăm sóc y tế lớn tại Mỹ, nắm giữ cổ phần trong hơn 150 công ty khác nhau bao gồm đội bóng Tottenham Hotspur của giải Ngoại hạng Anh, chưa kể gần 135 nhà hàng và nhiều resort trên toàn thế giới. Ông còn sở hữu một bộ sưu tập nghệ thuật trị giá 1 tỷ USD.
Điểm mặt những tỷ phú ... 'thất học', Tài chính - Bất động sản, ty phu, David Karp, Forbes, ty phu Richard Branson, tap doan Virgin, Mike Hudack, dai gia song bac
Vận động viên đấm bốc George Foreman
Foreman cũng bỏ học phổ thông từ năm 15 tuổi để theo nghiệp đấm bốc ở California. Anh đã trở thành một trong những vận động viên đấm bốc nổi tiếng nhất, với hai lần vô địch giải hạng nặng thế giới và đã giành huy chương vàng Thế vận hội.
Tuy nhiên, phần lớn gia sản mà Foreman có được lại đến từ sau khi anh giải nghệ đấm bốc và trở thành một diễn giả cho sản phẩm lò nướng giảm béo George Foreman Grill của hãng Russell Hobbs. Công việc này đã đem lại cho anh 240 triệu USD.
Điểm mặt những tỷ phú ... 'thất học', Tài chính - Bất động sản, ty phu, David Karp, Forbes, ty phu Richard Branson, tap doan Virgin, Mike Hudack, dai gia song bac
Tỷ phú Carl Henry Lindner
Khi Đại suy thoái nổ ra ở Mỹ vào thập niên 1930, Carl Henry Lindner bỏ học năm mới 14 tuổi. Sau đó, ông trở thành người đi giao hàng cho công ty sữa của gia đình.
Khi công ty gia đình dần lớn mạnh và sở hữu 20 cửa hàng tiện ích, Lindner lấy đó làm cơ sở để gây dựng nên một tập đoàn tài chính và bảo hiểm lớn có tên American Financial. Tài sản của Lindner được tạp chí Forbes ước tính đạt mức 1,7 tỷ USD vào năm 2010, trước khi ông qua đời vào năm 2011.
Điểm mặt những tỷ phú ... 'thất học', Tài chính - Bất động sản, ty phu, David Karp, Forbes, ty phu Richard Branson, tap doan Virgin, Mike Hudack, dai gia song bac
Nhà tạo mẫu tóc huyền thoại Vidal Sassoon
Từ nhỏ, Vidal Sassoon sống trong một trại trẻ mồ cô của người Do thái và đến năm 11 tuổi, ông được đoàn tụ với mẹ. Năm 14 tuổi, ông bỏ học phổ thông tại London và xin vào học nghề trong một hiệu cắt tóc. Đến thập niên 1960, ông mở hiệu riêng và sáng tạo ra kiểu tóc “bob” còn phổ biến cho tới ngày nay. Ông đã từng được trả 5.000 USD để bay qua Đại Tây Dương cắt tóc cho diễn viên Mia Farrow khi bà đóng phim “Rosemary’s Baby”.
Năm 1984, Sasson được chọn là nhà tạo mẫu tóc chính thức cho Thế vận hội. Giá trị tài sản của ông ước tính đạt 130 triệu USD. Sasson đã mất vào tháng 5/2012 khi ông 84 tuổi.

Chuyện khởi nghiệp của 12 tài phiệt Phố Wall


Trước khi trở thành những cái tên đình đám trong làng tài chính Mỹ và thế giới, những "ông trùm" từng có công việc đầu đời như bao người bình thường khác. Có người trong số họ làm nghề đóng bao bì quả óc chó, bán lạc, giao báo...

Tỷ phú Warren Buffett "khởi nghiệp" năm 6 tuổi bằng việc đi từ nhà này sang nhà khác để bán kẹo cao su, Coca-Cola, tạp chí và giao nhật báo. Hiện tại, nhà đầu tư thiên tài đang giữ chức Chủ tịch kiêm CEO của công ty Berkshire Hathaway. Theo Forbes, tài sản hiện tại của ông đạt 53,5 tỷ USD.
Warren Buffett
Charles Schwab (4,3 tỷ USD) là người sáng lập kiêm Chủ tịch tập đoàn mang tên ông, đơn vị chuyên môi giới chứng khoán được thành lập từ năm 1971. Thời niên thiếu, Charles đóng gói hạnh nhân ở Sacramento (California, Mỹ).
Warren Buffett
David Tepper làm việc trong thư viện nghệ thuật của Đại học Pittsburgh để có tiền trả học phí. Thời trung học ông từng nộp đơn làm tại McDonald's nhưng không trúng tuyển. Giờ đây Tepper là người điều hành quỹ đầu cơ Appaloosa Management và là một trong những người có kỷ lục đầu tư dài hạn tốt nhất trên Phố Wall. Năm 2012, Tepper được vinh danh quản lý quỹ đầu cơ có mức lương cao nhất.
Warren Buffett
CEO John Stumpf của Wells Fargo từng xếp cuối lớp với số điểm tồi tệ thời trung học. Sau khi tốt nghiệp ông trở thành thợ làm bánh trong một cửa hàng bánh ngọt tại Pierz, Minnesota.
Warren Buffett
Julian Robertson phục vụ Hải quân Mỹ 2 năm, sau khi tốt nghiệp Đại học Bắc California. Năm 1957 ông bắt đầu sự nghiệp Phố Wall với vị trí nhân viên kinh doanh thực tập tại Kidder Peabody & Company. Năm 1980, Julian thành lập Tiger Management, một trong những quỹ đầu cơ thành công nhất trên thế giới. Forbes ước tính tài sản của ông 2,8 tỷ USD.
Warren Buffett
Lloyd Blankfein lớn lên trong một dự án nhà ở xã hội tại Brooklyn (Mỹ). Để có tiền tiêu vặt, cậu bé Lloyd đi bán lạc tại sân vận động Yankee. Hiện nay ông là CEO kiêm Chủ tịch tập đoàn tài chính Goldman Sachs.
Warren Buffett
Khi còn theo học tại Đại học Johns Hopkins, Michael Bloomberg làm bảo vệ tại bãi đỗ xe. Năm 1966, ông được nhận vào làm tại Salômn Brothers và bị sa thải năm 1981. Sau đó Michael đứng ra thành lập công ty riêng mình, nay trở thành tập đoàn Bloomberg LP hùng mạnh. Ngoài vai trò là doanh nhân, Michael còn giữ chức Thị trưởng thành phố New York (Mỹ). Theo Forbes, tài sản ước tính của ông là 27 tỷ USD.
Warren Buffett
Phil Falcone từng là cầu thủ khúc côn cầu chuyên nghiệp tại Thụy Điển sau khi tốt nghiệp Đại học Harvard. Tuy nhiên, sự nghiệp của ông chỉ kéo dài một năm cho đến khi bị chấn thương trước khi chuyển sang hoạt động tại Phố Wall. Bắt đầu con đường tài chính bằng các trái phiếu rác, nay Phil đã có tài sản 1,2 tỷ USD. Ông là nhà sáng lập quỹ đầu cơ Harbinger Captital.
Warren Buffett
Năm 12 tuổi, Ray Dalio đi xách đồ và nhặt bóng sân golf, kiếm 6 USD mỗi khách và sau đó dùng số tiền này để mua những cổ phiếu đầu tiên. Ray giờ đây là người sáng lập quỹ Bridgewater Associates. Tạp chí Time năm 2012 bình chọn ông là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Tài sản ước tính 12,5 tỷ USD.
Warren Buffett
Trong những năm 1950, Sandy Weill thử sức với việc bán sách hướng dẫn du lịch thành phố New York. Còn công việc đầu tiên của ông tại Phố Wall là trong phòng hậu cần của một công ty môi giới. Hiện Sandy là Chủ tịch Citigroup, kiêm cựu CEO.
Warren Buffett
Steve Cohen khởi nghiệp tại siêu thị Bohack với lương 1,85 USD một giờ. Sau đó ông nghỉ việc vì bàn chơi bạc mang lại thu nhập cao hơn. Steve là người sáng lập SAC, công ty có thị giá 14 tỷ USD tại Stamford. Bản thân ông cũng sở hữu tài sản 9,3 tỷ USD.
Warren Buffett
Lớn lên ở Oklahoma, T. Boone Pickens kiếm tiền nhờ việc đưa báo khi còn thiếu niên. Để tăng doanh số, ông đã "thầu" các khu vực xung quanh. Hiện Pickens là Chủ tịch của công ty quản lý vốn BP Capital Management. Tài sản hiện tại khoảng 1,2 tỷ USD.

Wednesday, May 1, 2013

Hai bài học kinh điển của các tỷ phú Mỹ


Napoleon Hill (Sinh ngày 26 tháng 10 năm 1883 - mất ngày 8 tháng 11 năm 1970) là một tác giả người Mỹ, một trong những người sáng lập nên một thể loại văn học hiện đại đó là môn "thành công học" (là khoa học về sự thành công của cá nhân). Tác phẩm được cho là nổi tiếng nhất của ông có tên "Suy nghĩ và làm giàu" (Think and Grow Rich) là một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại.

Trong sự nghiệp của mình, ông cũng từng được trở thành một cố vấn cho Tổng thống Franklin D. Roosevelt.Câu nói nổi tiếng thể hiện tư tưởng của ông là "Điều gì mà tâm trí có thể nhận thức và tin tưởng thì tâm trí có thể hoàn thành".Napoleon Hill được xem là người có ảnh hưởng rộng rãi nhất, mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực thành công cá nhân.

Ông đã giúp cho hàng triệu người trên thế giới thành công và những quyển sách của ông có một ý nghĩa, vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời của rất nhiều doanh nhân thành công của Mỹ.

Sau đây là hai bài học kinh điển mà Napoleon Hill đã truyền đạt cho bao thế hệ tỷ phú trên thế giới:
Bài 1: Không ai có thể thành công nếu phó mặc cuộc sống cho số phận

Bạn chẳng cần phải là nhà chiêm tinh hay tiên tri mới đoán trước được tương lai của một ai đó. Bạn có thể nhìn thấy tương lai người khác bằng cách đặt cho họ một câu hỏi đơn giản: “Chính xác thì mục đích sống của bạn là gì - và bạn có kế hoạch gì để đạt được mục đích đó?”.
Nếu bạn đặt câu hỏi này cho 100 người, thì 98 người sẽ trả lời đại loại thế này: “Tôi muốn kiếm được nhiều tiền và thành đạt hết mức có thể”.

Xét bề ngoài thì câu trả lời này nghe rất có mục đích, nhưng nếu nghĩ sâu hơn một chút, bạn sẽ thấy người trả lời thuộc tuýp người sống phó mặc cho số phận, họ sẽ chẳng bao giờ đạt được điều gì trong cuộc sống trừ những thành quả còn sót lại từ những người thực sự thành đạt - những người có một mục đích sống rõ ràng và có một kế hoạch cụ thể để đạt được mục đích đó.

Để thành công, ngay lúc này, bạn cần xác định chính xác các mục tiêu của bạn là gì và vạch ra các bước đi để đạt được những mục tiêu đó.

Nhiều năm về trước, tôi làm việc với một cộng sự tên là Stuart Austin Wier, người thành phố Dallas, Texas, Mỹ. Anh là cộng tác viên cho một tạp chí và chỉ sống từ công việc đó. Có thể anh sẽ vẫn tiếp tục công việc viết lách với mức lương còm cõi đó nếu như câu chuyện mà anh viết về một nhà phát minh không bất ngờ thôi thúc anh thay đổi cuộc đời mình.

Những người quen biết anh đều hết sức ngạc nhiên khi nghe anh tuyên bố sẽ từ bỏ nghề báo và tiếp tục con đường học vấn để trở thành luật sư về bằng sáng chế. Stuart không đặt mục tiêu trở thành một luật sư về bằng sáng chế thường thường bậc trung, mà trở thành “một luật sư giỏi nhất về bằng sáng chế tại Mỹ”. Anh hăng hái thực thi kế hoạch của mình và đã hoàn thành khóa học trong một khoảng thời gian kỷ lục.

Khi bắt đầu đi vào công việc mới, Stuart tìm những vụ kiện khó giải quyết nhất. Danh tiếng của anh nhanh chóng lan rộng trên khắp nước Mỹ. Dù giá phí anh đưa ra rất cao nhưng số người đề nghị anh tư vấn, tranh tụng mà anh phải từ chối (vì anh không có đủ thời gian cho tất cả) còn nhiều hơn số khách hàng được anh chấp nhận.

Người nào hành động có mục đích và có kế hoạch thường có nhiều cơ hội thành công.Làm sao cuộc đời có thể đem lại cho bạn điều gì nếu bản thân bạn không biết bạn muốn gì.Làm sao người khác có thể giúp bạn thành công nếu bản thân bạn cũng chưa xác định được mình phải thành công bằng cách nào. Chỉ khi có mục đích rõ ràng, bạn mới có thể vượt qua những thất bại và nghịch cảnh cản trở đường đi của bạn.

Một trong những doanh nhân sở hữu “nhượng quyền kinh doanh” (franchise) đầu tiên và thành công nhất tại Mỹ là Lee Maranz - một người biết rõ mình muốn gì và làm thế nào để đạt được điều mình muốn.

Là một kỹ sư cơ khí, Maranz đã phát minh ra máy làm kem tự động có thể làm ra kem mịn.Ông mơ ước có một chuỗi những cửa hàng kem trên khắp các bờ biển, và đã vạch ra một kế hoạch để biến ước mơ thành hiện thực.

Cũng như nhiều cá nhân khác cùng thời, Maranz đã gặt hái thành công cho mình bằng cách giúp người khác thành công.Ông đã giúp nhiều người mở cửa hàng bán kem bằng việc nhượng quyền kinh doanh.Đây là một ý tưởng mang tính cách mạng vào thời đó. Ông đã bán những chiếc máy làm kem theo giá vốn và kiếm lời từ việc bán máy trộn kem.

Kết quả ra sao? Đó chính là sự ra đời của chuỗi cửa hàng mà Maranz đã quyết tâm xây dựng trên toàn nước Mỹ. Ông nói: “Nếu bạn có một niềm tin mãnh liệt vào bản thân, vào những việc bạn đang làm, và việc bạn muốn làm, thì không có trở ngại nào là không thể vượt qua”.

Nếu bạn muốn thành đạt, hãy chọn hôm nay làm ngày chấm dứt kiểu sống phó mặc cho số phận. Hãy xác định một mục tiêu rõ ràng cho mình. Hãy viết mục tiêu đó ra giấy và khắc cốt ghi tâm nó.Hãy xác định rõ bạn cần lên kế hoạch như thế nào để đạt được mục tiêu đó.Hãy bắt đầu bằng việc ngay lập tức biến kế hoạch thành hành động.

Tương lai của bạn là do bạn tạo nên. Ngay lúc này, hãy là người quyết định tương lai mình.

Chính sự lựa chọn - chứ không phải cơ hội, quyết định số phận bạn!

Bài 2: Học cách sống cuộc đời của chính mình

Tâm hồn bạn sẽ chẳng bao giờ thanh thản nếu để người khác sống hộ cuộc đời bạn.
Một thực tế không thể chối cãi là Đấng Sáng tạo đã ban cho chúng ta một đặc quyền trọn vẹn. Đó là đặc quyền làm chủ một thứ, và chỉ một thứ duy nhất: trí tuệ của chính chúng ta.

Hẳn là khi ban cho chúng ta đặc quyền này, Đấng Sáng tạo muốn khuyến khích chúng ta sống cuộc đời của chính mình, có những suy nghĩ của riêng mình và không để người khác can thiệp vào.Chỉ bằng cách sử dụng đặc quyền này vào việc kiểm soát trí tuệ và cuộc sống của mình, bạn mới có thể tiến tới những nấc thang thành công trong bất cứ lĩnh vực nào.Nếu thiên tài là người kiểm soát và định hướng được hoàn toàn trí óc mình thì đây cũng là phương cách có thể giúp bạn trở thành thiên tài.

Chúng ta từng nghe những câu chuyện về những con người nổi tiếng từng biến nghịch cảnh thành yếu tố thuận lợi. Họ đã vượt qua trở ngại để trở nên giàu có và nổi tiếng. Họ là những Henry Ford, Thomas Edison, Andrew Carnegie, Wilbur và Orville Wright… Tuy nhiên, còn nhiều người khác tuy không sánh bằng các vĩ nhân trên, nhưng họ cũng không chấp nhận thất bại.

Nhiều năm trước đây, một thanh niên trẻ tuổi từng phục vụ trong quân đội đến gặp tôi để xin việc. Anh ta kể rằng anh ta đang hết sức bất mãn và chán nản; rằng anh ta chỉ mong có cái để ăn và một nơi để ngủ qua đêm. Ánh mắt anh ta đờ đẫn vô hồn - một ánh mắt khiến tôi nghĩ rằng đối với anh ta, mọi hy vọng đều đã chết.Chàng trai này, nếu thay đổi thái độ sống, hoàn toàn có thể trở nên giàu có.

Tôi hỏi anh ta: “Anh có nghĩ cách để trở thành triệu phú không? Tại sao anh lại chấp nhận một cuộc sống nghèo khổ trong khi anh hoàn toàn có thể kiếm được hàng triệu đô la?”.

Anh ta đáp lại: “Ông đùa à? Tôi đang chết đói đây, và tôi chỉ cần một việc làm thôi”.

Tôi trả lời: “Tôi không đùa đâu anh bạn. Tôi hoàn toàn nghiêm túc đấy.Anh có thể kiếm được hàng triệu đô la, chỉ cần anh sẵn lòng sử dụng những tài sản mà anh đang có”.

Anh ta thốt lên: “Ông nói tài sản nghĩa là thế nào? Tôi chẳng có tài sản gì ngoài bộ quần áo trên người!”.

Dần dần, qua câu chuyện, tôi biết được anh ta từng là nhân viên bán hàng của công ty Fuller Brush nổi tiếng tại Mỹ trước khi gia nhập quân đội. Trong thời gian tại ngũ, anh làm công việc nấu nướng và nấu ăn khá giỏi. Nói cách khác, bên cạnh hai đặc điểm trời cho là một cơ thể khỏe mạnh và tư duy có thể thay đổi theo hướng lạc quan, tài sản của người thanh niên này còn bao gồm việc anh ta có thể nấu ăn và có khả năng bán hàng.

Tất nhiên, cả việc bán hàng lẫn nấu ăn đều không hứa hẹn đưa bạn vào hàng ngũ các triệu phú, nhưng điều cần lưu ý là chàng thanh niên này lại tự tách mình ra khỏi nhịp sống thường nhật của xã hội. Và anh ta hãy còn khá lạ lẫm với nguồn trí lực sẵn có của mình.

Trong hai giờ trò chuyện với người thanh niên này, tôi nhận ra sự chuyển biến ở anh ta từ một người bi quan, thất vọng thành một người có suy nghĩ lạc quan hơn. Sự thay đổi lớn đó có được là nhờ sức mạnh từ một ý tưởng bất chợt: “Tại sao ta lại không tận dụng khả năng tiếp thị của mình để thuyết phục các bà nội trợ mời hàng xóm láng giềng của họ đến dự một bữa tối tại gia, rồi nhân cơ hội đó bán đồ dùng nhà bếp cho họ?”.

Tôi đã cho anh ta vay một số tiền đủ để mua vài bộ quần áo và trao cho anh ta bộ đồ dùng nhà bếp đầu tiên, sau đó mọi việc do anh ta tự quyết định. Trong tuần lễ đầu tiên, anh chàng bán sạch bộ đồ dùng nhà bếp bằng nhôm trị giá gần 100 đô la. Tuần kế tiếp, doanh thu tăng gấp đôi. Sau đó, anh ta bắt đầu hướng dẫn những nhân viên bán hàng khác bán những đồ dùng nhà bếp tương tự.

Bốn năm sau, anh ta kiếm được hơn một triệu đô la mỗi năm và bắt tay vào thực hiện một kế hoạch bán hàng táo bạo, mở ra một ngành công nghiệp dịch vụ mới cho nước Mỹ.

Khi những điều ràng buộc tâm trí con người được tháo gỡ, và con người làm chủ được hoàn toàn chính bản thân mình thì tôi cho rằng mọi nỗi lo sợ sẽ biến mất và người đó sẽ được hưởng niềm vui trọn vẹn trong cuộc sống!

NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG NHẤT THẾ GIỚI CHÍNH LÀ BẬC THẦY MÔ PHỎNG!


Những người thành công nhất thế giới chính là bậc thầy mô phỏng!
Liệu những người thành công nhất thế giới có nghiên cứu và làm theo bí quyết của thế hệ đi trước không? Bạn đoán thử xem?

Warren Buffett là nhà đầu tư tài ba nhất hành tinh và là một trong những người đàn ông giàu có nhất thế giới, bởi ông biết những nhà đầu tư thành công khác luôn để lại “chiêu thức” mà ông có thể học hỏi và noi theo. Mới lên tám, cậu bé Buffet đã tuyên bố với gia đình rằng mình sẽ kiếm được một triệu đô từ thị trường chứng khoán trước tuổi 30. Ông mua cổ phần đầu tiên vào năm 11 tuổi và thu lời một khoản nho nhỏ. Ông biết nếu muốn phất lên nhanh chóng thì không thể cứ đâm đầu vào làm rồi phạm sai lầm mãi được. Ông phải theo chân những nhà đầu tư giỏi nhất.
Thế là Warren Buffett bắt đầu nghiên cứu chiến lược của Benjamin Graham, nhà đầu tư thành công nhất những năm 1930-1950. Buffet đọc sách Gramham viết, tham gia lớp huấn luyện của Graham tại đại học Columbia và thậm chí còn xin vào làm không công cho công ty đầu tư của ông. Vài năm sau, khi Buffett đã học được mọi thứ từ Graham, ông tiếp tục “bái sư” một nhà đầu tư tài giỏi khác tên là Philip Fisher, một chuyên gia trong việc lựa chọn những cổ phiếu tăng trưởng mạnh.
Kết quả là trong hơn 50 năm, Buffett không ngừng dẫn đầu thị trường chứng khoán, biến khoản tiền đầu tư trị giá 100.000 đô ban đầu thành khối tài sản đồ sộ: 60 tỉ đô. Khi được hỏi bằng cách nào ông có thể làm được điều này, ông giải thích rằng mình đơn giản làm theo những gì Graham và Fisher đã làm, kết hợp những bí quyết hiệu quả nhất của hai bậc thầy này. “Trong tôi có 75% Graham và 25% Fisher”, Buffett từng tuyên bố.
Ngay cả những quốc gia giàu mạnh cũng để lại nhiều bài học
Mọi người thường bất ngờ khi thấy cha đẻ của Singapore, Lý Quang Diệu, “phù phép”  biến một hòn đảo thuộc thế giới thứ ba nghèo đói, không có tài nguyên thiên nhiên, trở thành đất nước giàu thứ ba trên thế giới (tính trên tổng sản phẩm nội địa – GDP – trên đầu người). Không có gì là lạ, Lý Quang Diệu và đội ngũ lãnh đạo của ông đã học theo các nước phát triển trên thế giới.
Singapore là một hòn đảo nhỏ không hề có chút tài nguyên thiên nhiên nào. Thế là Thụy Sĩ, một cường quốc thế giới, và cũng không có tài nguyên thiên nhiên, trở thành tấm gương để Singapore noi theo. Chưa hết, những người cầm trịch ở Singapore còn quyết định mô phỏng quân đội Israel trong việc thiết lập hệ thống phòng thủ, xây dựng hệ thống giáo dục và luật pháp tương tự Anh quốc, học hỏi cách thức giao thương, kinh tế của Mỹ và Nhật Bản. Bằng cách sao chép và cải thiện mô hình hoạt động của các nước tiên tiến, Singapore đã tiến một bước dài, qua mặt các nước láng giềng để trở thành một nước phát triển chỉ trong vòng 30 năm. Singapore chỉ cần 30 năm để làm được những điều mà các quốc gia khác mất đến 100 năm mới làm nổi. Một lần nữa, tất cả là nhờ Singapore sẵn sàng áp dụng những phương pháp đã được chứng minh hiệu quả qua thời gian, và thậm chí còn cải tiến chúng tốt hơn.
Không cần phải là người tiên phong, mà phải là người giỏi nhất!
Rất nhiều người cho rằng bạn phải là người đầu tiên làm được điều gì đó thì mới thành công. Đây là cách suy nghĩ vô cùng hạn hẹp. Thật ra, bạn không nên đi đầu trong bất cứ ngành nghề nào. Thay vào đó, bạn nên để người khác phạm tất cả sai lầm và hưởng lợi từ việc học hỏi kinh nghiệm của họ.
Người Nhật không hề phát minh ra công nghệ sản xuất xe hơi hàng loạt, mà là người Mỹ. Thế nhưng, nước Nhật lại dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất và buôn bán xe hơi. Họ đơn thuần học những cái đúng, tránh những cái sai của người Mỹ và hạ bệ nước Mỹ ngay trong chính cuộc chơi của họ. Chưa hết, người Nhật không sáng chế ra đồng hồ. Sản phẩm đầu tiên, đồng hồ quả lắc, thuộc về Thụy Sĩ. Vậy mà giờ đây, người Nhật thống lĩnh thị trường sản xuất đồng hồ trên thế giới.
Mới gần đây, người Trung Quốc cũng nắm được nghệ thuật học hỏi và mô phỏng thành công. Họ tạo ra những phiên bản Trung Quốc của công cụ tìm kiếm Google (Baidu), giày thể thao Nike (Lin Ning), hệ thống bán lẻ Wal-Mart (Wu Mart), mạng xã hội Facebook (Tencent) và bán hàng trên mạng Ebay (Alibaba) và chẳng mấy chốc sẽ vươn lên vị trí quán quân kinh tế nếu các quốc gia khác không tiếp tục đổi mới và đi trước Trung Quốc một bước.
Google không nghĩ ra bộ máy tìm kiếm thông tin trên mạng đầu tiên. Trên thực tế, họ rút ra bài học kinh nghiệm từ những sai lầm của những công ty mở đường như Alta Vista, Lycos, Netscape và Yahoo! Kết quả? Cái tên “Google” hiện đã trở thành một từ phổ biến ám chỉ cho việc tìm kiếm thông tin trên mạng. Tương tự, Apple không phải là doanh nghiệp đầu tiên tạo ra thế hệ điện thoại thông minh và máy tính bảng. Họ học hỏi kinh nghiệm của Nokia và IBM để tạo ra Iphone và Ipad, hai thương hiệu điện thoại thông minh và máy tính bảng nổi tiếng nhất toàn cầu.
Vậy nếu các doanh nghiệp, đất nước và những con người thành công trên thế giới biết học hỏi những người đi trước, thì tại sao bạn lại không?

Mô phỏng: Học hỏi và áp dụng những phương pháp hiệu quả
Tôi khám phá ra rằng con đường ngắn nhất để đi đến thành công trong mọi việc là học hỏi những người đã đạt được những gì bạn khao khát, thậm chí còn hơn thế nữa. Trong quá trình mô phỏng những “người khổng lồ”, bạn sẽ tạo ra được những đặc trưng của riêng mình và phát hiện nhiều cách còn hay hơn họ. Vậy thì chìa khóa thành công nằm ở chỗ bạn không bắt chước 100%, mà hãy chắt lọc những phần tuyệt vời nhất và bỏ đi những phần vớ vẩn. Nhờ vậy, bạn sẽ sáng tạo ra phương pháp của riêng mình, còn ưu việt hơn cả phiên bản gốc.
HappyNess
Trong bộ phim “The Pursuit of Happiness” (Mưu Cầu Hạnh Phúc) dựa trên câu chuyện đời có thật, một người nhân viên bán hàng vô gia cư tên là Chris Gardner vô tình nhìn thấy một chiếc xe hơi Ferrari màu đỏ đậu bên lề đường chỗ anh đi ngang qua. Ao ước một ngày mình cũng giàu có như thế, anh đánh bạo tiến đến chủ nhân của chiếc xe và nói, “Tôi chỉ muốn hỏi anh hai câu đơn giản. Anh làm nghề gì? Sao anh lại giàu đến vậy?” Người đàn ông này không ngần ngại đáp, “Tôi là người môi giới chứng khoán. Anh chỉ cần giỏi tính toán số liệu và giao tiếp tốt”.
Câu trả lời ngắn gọn đó đã thay đổi toàn bộ cuộc đời Gardner. Không bằng cấp, không kinh nghiệm trong ngành tài chính, anh tham gia chương trình thực tập của một công ty môi giới chứng khoán hàng đầu và bắt đầu học về những gì mà người đàn ông đi xe Ferrari đó đã làm. Sáu năm sau, người đàn ông vô gia cư chỉ có vỏn vẹn 2 đô trong túi này đã vươn lên thành  một trong những chuyên gia môi giới chứng khoán giỏi nhất phố Wall, và sở hữu hàng chục triệu đô. Anh thậm chí còn thành lập công ty môi giới chứng khoán riêng.
Vậy ta nên học gì và làm theo những gì từ người thành công? Theo kinh nghiệm cá nhân tôi, có năm phương diện ta nên tập trung chú ý. Chúng ta có thể mô phỏng a) tư duy, b) kiến thức và kỹ năng, c) trạng thái cảm xúc, d) hành vi và e) môi trường của người thành công.
Trong một số trường hợp, không nhất thiết bạn phải mô phỏng tất cả năm phương diện nói trên. Ví dụ, nếu bạn muốn cảm thụ văn phong của Shakespeare, bạn không nhất thiết (và cũng không thể) mô phỏng trạng thái cảm xúc của ông ấy khi sáng tác. Trong khi đó, nếu bạn muốn được như anh nhân viên bán hàng kỳ cựu trong đơn vị bạn đang công tác, bạn cần bước vào trạng thái cảm xúc của người đó (ví dụ: tràn đầy nhiệt huyết/tự tin) để có thể thuyết phục khách hàng một cách dễ dàng. Ta hãy cùng xem xét kỹ hơn về năm phương diện này.
a)    Tư duy
Tư duy của một người chính là tổng hợp các niềm tin, giá trị và thái độ sống của cá nhân người đó. Tư duy hình thành nên thế giới quan, cách suy nghĩ và ra quyết định của họ. Bạn có thể hiểu được lối tư duy của một người bằng cách lắng nghe điều họ nói, quan sát cách họ phản ứng và đọc những gì họ viết. Ví dụ, nếu bạn muốn phỏng theo tư duy của những người giao tiếp giỏi nhất thế giới, bạn cần biết niềm tin của họ là: chúng ta có thể tạo ảnh hưởng đến bất kỳ ai bằng cách trước hết là thấu hiểu thế giới quan của người đó.
Mô phỏng tư duy của các nhà đầu tư thành công nhất như Warren Buffett, Peter Lynch, Philip Fisher và Benjamin Graham đã giúp tôi đứng vào hàng ngũ của họ. Tôi kiếm được gần 4 triệu đô trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Tìm hiểu về những con người này, tôi thấy rõ rằng niềm tin và thái độ của họ khác hẳn những người đầu tư chứng khoán bình thường khác. Chính điểm khác biệt đó đã khiến họ tỏa sáng.
Lấy ví dụ, đa số những nhà kinh doanh tiền tệ tin tưởng vào việc đa dạng hóa đầu tư (nghĩa là họ đổ tiền vào đủ loại sản phẩm tài chính thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau, trên nhiều quốc gia khác nhau). Buffett, ngược lại, tin rằng mình chỉ nên tập trung đầu tư cho khoảng hơn 20 loại cổ phiếu trong cùng một thời điểm. Trong khi các nhà đầu tư bình thường quan tâm đến lợi nhuận ngắn hạn và mua vào khi giá cổ phiếu đang cao hoặc trên đà đi lên, Buffett chú trọng đến yếu tố lâu dài, ông bỏ tiền mua những cổ phiếu đang trượt dốc. Chính phương pháp không giống ai này của ông – mua vào khi người khác bi quan, và bán ra khi người khác lạc quan – là yếu tố giúp ông liên tiếp mua vào giá thấp, bán ra giá cao. Trong quyển sách “Bí Quyết Tay Trắng Thành Triệu Phú”, tôi có viết rõ hơn về những niềm tin độc nhất vô nhị của Warren Buffett.
b)   Kiến thức và kỹ năng
Điều thứ hai bạn cần mô phỏng là năng lực của những người thành công – kiến thức và kỹ năng. Hãy tự hỏi những kiến thức và kỹ năng gì đã giúp họ thành công vượt bậc?
Trong quá trình mô phỏng các diễn giả và chuyên gia đào tạo xuất sắc, tôi phát hiện ra tất cả họ đều hiểu biết sâu sắc về NLP (Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy), Kỹ Thuật Học Tập Tăng Tốc, nền tảng tâm lý giáo dục và thôi miên. Vậy nên, tôi tìm đọc hàng trăm quyển sách, tham dự rất nhiều buổi chuyên đề và khóa học để thuần thục các kỹ năng giống như họ.
Tôi còn nhận ra rằng để tự tin trên sàn chứng khoán, bạn phải có kiến thức vững vàng về kinh tế vĩ mô, kế toán, kỹ năng lập chiến lược kinh doanh, đánh giá tình hình tài chính, phân tích số liệu và hành vi tài chính của doanh nghiệp. Chỉ khi nào bạn nằm lòng những kỹ năng và kiến thức này, bạn mới có thể kiếm được hàng triệu đô giống như những nhà đầu tư đáng ngưỡng mộ.
c)    Trạng thái cảm xúc
Trong một số trường hợp cụ thể, trạng thái cảm xúc (những gì bạn cảm nhận bên trong) tác động lớn đến hiệu quả làm việc của bạn. Yếu tố này đặc biệt quan trọng trong thi đấu thể thao, nói chuyện trước công chúng, bán hàng, thương thuyết và lãnh đạo.
Để thúc đẩy ai đó làm điều gì, trước tiên bạn phải thể hiện mình là người tự tin, tràn đầy động lực và đam mê. Những chuyên gia bán hàng, nhà lãnh đạo và giao tiếp xuất chúng đều biết cách đưa mình vào trạng thái cảm xúc tích cực, và bạn cũng nên làm như vậy!
Trong khóa học “Patterns of Excellence” (Những Mô Thức Thành Công), tôi hướng dẫn mọi người cách mô phỏng ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu của người khác để có được trạng thái cảm xúc mạnh mẽ của họ. Còn nhớ lần đầu tiên đứng nói trước công chúng, tôi vô cùng căng thẳng và tự hỏi làm sao để thuyết phục khán thính giả (những người lớn tuổi hơn tôi rất nhiều vào thời điểm tôi 26 tuổi) và truyền cho họ niềm cảm hứng.
Nhưng nhờ học theo điệu bộ, nét mặt, giọng điệu, tư thế và nhịp thở của những diễn giả bậc thầy như Anothy Robbins, Brad Sugars, Eddie Murphy và Chris Rock, tôi đã khoác được lên mình sức thu hút và thuyết phục không kém gì họ.
d)    Hành vi (cách giao tiếp)
Khía cạnh tiếp theo chúng ta cần quan sát và mô phỏng chính là hành vi của những người thành công, đặc biệt là cấu trúc ngôn ngữ của họ. Họ dùng những từ ngữ gì? Cách họ xếp câu ra sao? Họ tiếp cận vấn đề bằng cách nào? Ánh mắt, các cử động đầu, cơ thể, tay chân và giọng nói của họ thế nào?
Ví dụ, tôi để ý thấy những chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm và các bậc phụ huynh “tâm lý” thường đặt tay lên vai/tay con mình, nhìn vào mắt con và mỉm cười mỗi khi trò chuyện với chúng. Thay vì ra lệnh “Bố/mẹ muốn con phải ngoan” (khiến bọn trẻ chống đối), thì họ nhẹ nhàng khuyên nhủ, “Bố/mẹ tin con và biết rằng con sẽ thay đổi.” Điều đáng nói ở đây là chỉ cần thay đổi cách sử dụng từ ngữ, bạn có thể lái phản ứng của con trẻ theo hướng mình muốn.
Trong suốt 9 năm qua, tôi đã đào tạo nhiều nhân viên bán hàng trở thành những người giỏi nhất trong nghề bằng cách dạy cho họ cách hành xử của những chuyên gia bán hàng dày dạn kinh nghiệm. Ví dụ, những nhân viên bán hàng kém cỏi có khuynh hướng chào hàng ngay tại thời điểm họ vừa gặp mặt khách hàng. Ngược lại, những chuyên gia bán hàng sành sỏi dành hơn phân nửa thời gian chỉ để lắng nghe, thiết lập mối quan hệ, thu thập thông tin và khơi dậy sự hứng thú nơi khách hàng. Chỉ khi nào khách có vẻ muốn tìm hiểu thêm, họ mới mang sản phẩm hay dịch vụ ra giới thiệu. Trong khi những nhân viên bán hàng thường thường bậc trung đợi khách đặt câu hỏi rồi mới trả lời, dân bán hàng chuyên nghiệp đón đầu khách hàng và xử lý mọi vướng mắc mà họ có thể nghĩ tới trong lúc trình bày. Hành vi khác biệt này đã giúp cho một số người gặt hái được những thành quả phi thường trong khi những người còn lại chật vật kiếm ăn.
e)    Môi trường
Thành tố cuối cùng mà bạn có thể mô phỏng chính là môi trường sống của cá nhân đó. Thành tố này không phải lúc nào bạn cũng thực hiện được. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể mang lại lợi thế cho bạn.
Tôi phát hiện ra rằng hầu hết những người thành công lúc nào cũng giữ cho mình năng động và tràn đầy động lực bằng cách gặp gỡ những người có cùng suy nghĩ và tư tưởng tích cực. Họ cũng dành thời gian với những người sẵn sàng cùng họ động não, nhận thông tin phản hồi và hỗ trợ nhau đi lên. Bạn cũng có thể làm được điều này. Nếu môi trường bạn đang sống không ủng hộ hoặc bồi dưỡng tài năng của bạn, hãy thay đổi môi trường khác. Đừng ngần ngại kết nối với những nhóm người bên trong hoặc bên ngoài sở làm của bạn.
Một điều tôi học được từ Tony Buzan (cha đẻ của Sơ Đồ Tư Duy và là tác giả của hơn 80 quyển sách) là đi đến một vùng xa xôi hẻo lánh, không bị phân tán tư tưởng trong vài tuần để viết sách. Mỗi khi thấy mình bị chi phối quá nhiều hoặc cạn kiệt ý tưởng, tôi mô phỏng môi trường của ông và nhận ra nó cũng phát huy tác dụng với mình.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More