Nhà đầu tư thông minh - Phần 3
Ở phần cuối cùng, tôi sẽ trình bày một số sai lầm thường thấy trong suy nghĩ của mọi người về thị giá và giá trị của cổ phiếu.
Những suy nghĩ rất buồn cười về giá trị cổ phiếu ở Việt Nam
Hằng ngày, khi đọc báo, theo dõi diễn đàn trên mạng, nghe những người xung quanh nói chuyện về chứng khoán, tôi không khỏi thấy buồn cười về một số ngộ nhận liên quan đến thị giá và giá trị của cổ phiếu. Ở đây tôi xin nêu ra một số trường hợp vui nhất.
Ngộ nhận 1: giá trị không có ý nghĩa gì hết Phần trước tôi đã nói sơ về ngộ nhận này, bây giờ xin lấy ví dụ hài hước nhất mà tôi từng được biết.
Khi mua một món hàng nào đó, người Việt mình sẽ ào vào mua nếu như thị giá nó đột ngột giảm (chẳng hạn như nhờ khuyến mãi), ngoài ra không cần tìm hiểu gì thêm.
Nhưng đối với cổ phiếu (và đô la, vàng) thì hơi khác. Đầu tiên, mọi người sẽ lao vào mua khi thị giá nó tăng (chẳng phải đồng nghiệp của bạn từng thúc giục bạn nhanh nhanh mua cổ phiếu vì giá cổ phiếu đang lên đó sao?). Đến khi phần lớn cổ phiếu đã có giá cao và khó mua, mọi người sẽ lao đi tìm mua những cổ phiếu mới (thường là trên thị trường OTC) có giá còn thấp. Ngoài ra không cần tìm hiểu gì thêm. Cứ có ai nhanh chân mua trước thì được gọi là nhà đầu tư lão luyện.Ngộ nhận 1: giá trị không có ý nghĩa gì hết Phần trước tôi đã nói sơ về ngộ nhận này, bây giờ xin lấy ví dụ hài hước nhất mà tôi từng được biết.
Ví dụ tiêu biểu nhất cho trường hợp một (giá cao) là cổ phiếu PVD, cho trường hợp hai (giá thấp) là BBT.
Để hiểu điều hài hước ở 2 cổ phiếu này, trước tiên bạn cần biết về chỉ số PE. Chỉ số PE của một cổ phiếu chính là tỉ số giữa thị giá và lợi nhuận của công ty phát hành cổ phiếu trong 1 năm. Ví dụ, trong năm vừa qua công ty X thu được lợi nhuận là 1 ngàn đồng trên mỗi cổ phiếu, hiện nay trên thị trường thì cổ phiếu X có thị giá là 12 ngàn đồng, khi đó ta nói PE của X là 12 (=12 ngàn/1 ngàn).
Hay nói cách khác, bạn bỏ ra 12 đồng để có được 1 đồng lợi nhuận mỗi năm khi sở hữu cổ phiếu X. Nếu công ty X vẫn giữ vững tốc độ lợi nhuận như hiện nay, thì sau 12 năm xem như bạn thu hồi lại được số tiền ban đầu.
Cổ phiếu PVD từng có thời điểm có PE=328. Tôi không thể nào hiểu nổi tại sao lại có người chịu bỏ tiền ra mua cổ phiếu có PE=328. Ngay cả cổ phiếu của Google, dù được rất nhiều người săn đón và nhiều người đánh giá rằng đã bị kỳ vọng quá cao, cũng chỉ có PE khoảng 60. Nếu bạn mua PVD với PE=328, và nếu vẫn giữ mức lợi nhuận hằng năm như hiện nay, PVD cần kinh doanh khoảng 328 năm nữa để bạn có thể xem như gỡ lại vốn. Ba trăm hai mươi tám năm! Nếu bạn chưa thể hình dung nổi nó dài thế nào, thì cứ nghĩ thế này: cách đây 328 năm thì ngay cả đất Sài Gòn cũng chưa được hình thành!
Còn BBT (Bông Bạch Tuyết) thì sao? Cách đây gần một năm, thị giá của BBT chỉ có khoảng mười mấy ngàn đồng. Bạn thấy rẻ quá rồi phải không? Nhưng nếu đem lợi nhuận còm cõi của BBT mà đem chia cho thị giá đó, thì PE của BBT ở mức trên 100. Vâng, cần trên 100 năm để BBT gỡ lại vốn cho bạn.
Chỉ có cách duy nhất lý giải cho mức PE > 100 một cách hợp lý là về lâu dài lợi nhuận của BBT phải tăng trưởng mạnh mẽ hơn hiện tại. Khi đó quãng thời gian 100 năm có thể chỉ còn rút xuống còn 10-20 năm (lúc đó thị giá của BBT chắc chắn sẽ cao hơn). Làm thế nào BBT tăng lợi nhuận mạnh mẽ? Bằng cách bán nhiều băng vệ sinh hơn? Để tìm hiểu khả năng đó, thay vì bỏ hết thời gian đọc các bản báo cáo tài chính, bạn nên dành ít thời gian quý báu chạy đến các siêu thị, cửa hàng tạp hóa ở Sài Gòn. Thử đếm xem bạn tìm được bao nhiêu điểm bán sản phẩm của BBT. Theo tôi được biết thì băng vệ sinh của BBT ngày càng trôi dạt ra xa Sài Gòn, muốn tìm thấy thì phải đến các điểm bán ở tỉnh khác. Cứ mỗi năm thì chúng lại trôi dạt ra xa hơn, và ít điểm bán hơn. Tôi đoán rằng những người mua BBT (mua cổ phiếu, chứ không phải mua băng vệ sinh) khi PE>100 đều là những người đàn ông khờ khạo. Phần lớn phụ nữ ở Sài Gòn đều không mua cả cổ phiếu lẫn băng vệ sinh của BBT.
Ngộ nhận 2: Mệnh giá chính là giá trị của cổ phiếu
Rất nhiều báo chí thường hay đựa tin về chứng khoán như sau:
“Cổ phiếu X (mệnh giá 10 ngàn đông/cổ phiếu) hiện nay đã có thị giá là 200,000 đồng/cổ phiếu, tức là gấp 20 mệnh giá. Ông Z, chuyên gia chứng khoán của công ty Y. cho rằng thị giá của X đã vượt quá giá trị thực. Nhà đầu tư nên cẩn thận...”
Đọc xong đúng là tôi thấy mình cần phải cẩn thận. Nhưng không phải cẩn thận với cổ phiếu X, mà là cẩn thận với ông Z gì đó. Theo như cách nói của ông Z thì mệnh giá chính là giá trị của cổ phiếu, có phải vậy không?
Tôi sẽ lấy một ví dụ đơn giản. Giả sử hồi đầu năm tôi thành lập công ty cổ phần HAVILO (Hột Vịt Lộn) với số vốn 100 triệu đồng. Để có được số tiền đó, tôi vay ngân hàng 40 triệu, đồng thời huy động từ người quen được 60 triệu đồng còn lại bằng hình thức phát hành 6,000 cổ phiếu với mệnh giá 10,000 đồng (60 triệu = 6,000 x 10,000). Giả sử những cổ đông đó đồng ý gốp vốn đúng bằng mệnh giá.
Như vậy ở thời điểm thành lập bản cân đối kế toán của HAVILO như sau:
Tài sản
100
+ Tiền mặt
100
Nợ phải trả
40
+ Vay ngân hàng
40
Vốn chủ sở hữu
60
+ Vốn đầu tư
60
Bảng 1 (Đơn vị: 1 triệu đồng)
Rất dễ hiểu phải không: Tài sản = Nợ + Vốn.
Vì bản tính rất lười biếng, tôi quyết định không dùng 100 triệu tiền mặt kinh doanh gì cả, mà đem hết đi mua cổ phiếu SJS lúc nó có thị giá là 100,000 đồng/cổ phiếu. May mắn thay, chỉ vài tháng sau thị giá của SJS tăng lên 1,600,000 đồng/cổ phiếu (đã điều chỉnh sau khi chia tách), và tôi bán hết cổ phiếu SJS của mình. Như vậy 100 triệu ban đầu của tôi đã biến thành 1.6 tỉ, tức là tôi kiếm lời được thêm 1.5 tỉ. Giả sử như công ty HAVILO được ưu đãi không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm nay.
Khi đó cân đối kế toán của HAVILO sẽ là thế này:
Tài sản
1600
+ Tiền mặt
1600
Nợ phải trả
40
+ Vay ngân hàng
40
Vốn chủ sở hữu
1560
+ Vốn đầu tư
60
+ Lợi nhuận giữ lại
1500
Bảng 2 (Đơn vị: 1 triệu đồng)
Bây giờ tôi đố bạn: Mệnh giá của HAVILO bây giờ là bao nhiêu?
Trả lời: vẫn là 10 ngàn đồng/ cổ phiếu (vì Vốn đầu tư vẫn là 60 triệu).
Câu hỏi kế tiếp: Tôi muốn bán cổ phiếu HAVILO cho bạn với giá 50 ngàn đồng/cổ phiếu (gấp 5 lần mệnh giá), bạn có mua không?
Lẽ dĩ nhiên bạn sẽ mua ngay vì cái giá 50 ngàn là quá hời. Với 1,6 tỉ tiền mặt, cho dù HAVILO có phải ngừng kinh doanh ngay lập tức, trả 40 triệu tiền nợ, thì nó vẫn còn đến hơn 1,5 tỉ để trả lại cho các cổ đông. Nghĩa là mỗi cổ phiếu của HAVILO sẽ là 1.56 tỉ / 6,000 cổ phiếu = 260 ngàn đồng.
Bỏ ra 50 ngàn đồng để sở hữu 260 ngàn đồng tiền mặt, đối với người bình thường thì đó là vụ đầu tư quá hời, nhưng đối với ông Z gì đó thì không hẳn vậy!
Mệnh giá của cổ phiếu đơn giản chỉ là một con số được ấn định lúc góp vốn hoặc phát hành cổ phiếu ra bên ngoài. Theo thời gian, mệnh giá sẽ khác hẳn so với tình hình thực tế về tài sản và lợi nhuận của công ty đó. Thị giá cao gấp 20 lần mệnh giá không có nghĩa là đắt, mà thị giá chỉ còn bằng 1/10 mệnh giá cũng không có nghĩa là rẻ.
Nếu muốn hiểu rõ hơn giá trị của một công ty, bạn phải nhìn vào cân đối kế toán. Chỉ một con số mệnh giá không thể nói lên được điều gì cả.
Ngộ nhận 3: Giá sổ sách chính là giá trị của cổ phiếu
Trong kế toán, người ta tính giá sổ sách (Book value – BV) bằng cách:
BV = Vốn chủ sở hữu / số cổ phiếu phát hành
Áp dụng cho bảng 2:
BV = 1.560 tỉ / 6,000 cổ phiếu = 260,000 đồng
Sau phần trình bày ở Ngộ nhận 2, có thể bạn cũng nảy ra ý nghĩ: nếu thị giá thấp hơn so với BV thì có phải cổ phiếu đang rẻ không? Rất nhiều người phân tích giá trị cũng mắc phải sai lầm đó. Thực tế thì BV cũng như mệnh giá, chẳng thể nói lên điều gì về giá trị thực của cổ phiếu cả.
Trong ví dụ ở Bảng 2 thì đúng là khoản đầu tư rất hời, nhưng có trường hợp hoàn toàn ngược lại. Hãy xem ví dụ sau.
Khi đã có 1.6 tỉ tiền mặt, tôi quyết định làm một cú đầu tư điên rồ: chạy ra chợ Nhật Tảo mua vô số máy vi tính siêu cũ (máy XT, màn hình 2 màu đen-xanh, không ổ cứng... chẳng hạn). Vâng, tôi thích chơi ngông như vậy đó. Sau khi mua thì tôi chỉ còn lại 10 triệu đồng tiền mặt.
Cân đối kế toán của HAVILO lúc này sẽ như sau:
Tài sản
1.600
+ Tiền mặt
10
+ Máy móc thiết bị
1.590
Nợ phải trả
40
+ Vay ngân hàng
40
Vốn chủ sở hữu
1.560
+ Vốn đầu tư
60
+ Lợi nhuận giữ lại
1.500
Bảng 3 (Đơn vị: 1 triệu đồng)
Lúc này, nợ và vốn chủ sở hữu không hề thay đổi, chỉ có điều cơ cấu tài sản đã có sự khác biệt. Tài sản được chia ra làm 2 phần: tiền mặt 10 triệu và phần “máy móc thiết bị” là 1,590 triệu.
PV vẫn là 260 ngàn đồng. Nhưng trong mỗi 260 ngàn đồng, phần lớn đã đi vào cái khoản “máy móc thiết bị” hết rồi. Bạn thấy đấy, nếu nhắm mắt dựa vào BV, bạn sẽ nhầm rằng máy cái máy vi tính đời XT là giá trị! Thực tế thì ai cũng biết, mấy cái máy XT đó có cho thì cũng chẳng ai thèm nhận về nhà cho chật chỗ.
Đó cũng là lý do vì sao người ta gọi BV là “giá trị trên sổ sách”. Trên sổ sách thì cái máy XT hay là Core2duo đời mới nhất đều có thể như nhau cả.
Và với chỉ 10 triệu đồng tiền mặt, HAVILO chắc chắn sẽ gặp rắc rồi lớn khi khoản nợ 40 triệu đến hạn phải trả. Nguy cơ phá sản là khó thể tránh khỏi. Nhưng ngay cả lúc đó, trên sổ sách thì giá trị của HAVILO vẫn là 260 ngàn đồng/cổ phiếu! Vẫn sẽ có người lao vào mua HAVILO vì thấy rằng cái giá trị sổ sách 260 ngàn là quá hấp dẫn. Dĩ nhiên là không có tôi trong đó! Trên thực tế thì giá trị của HAVILO là con số 0 tròn trĩnh, có cho không tôi cũng không thèm.
Nếu bạn dựa vào BV để định giá doanh nghiệp, bạn phải cất công tìm hiểu xem cái BV thực chất là gì. Nó là Core2duo hay là XT, nó là mảnh đất ngay trung tâm thành phố hay là một bãi bồi vô giá trị ngoài biển, nó là máy móc có thể giúp sinh ra nhiều đồng lợi nhuận hay là một cái máy xay tiền không thương tiếc. Muốn vậy, bạn phải trực tiếp đến tìm hiểu ở công ty; rủ nhân viên trong đó đi uống bia hơi; phỏng vấn đối tác, khách hàng, đối thủ cạnh tranh của công ty; thậm chí bạn có thể hack vào trong mạng nội bộ của công ty đó để moi thông tin (tôi nói đùa thôi, đừng dại mà làm vậy!).
Ngộ nhận 4: Chỉ số PE nói lên giá trị của cổ phiếu
Bạn còn nhớ chỉ số PE là gì chứ? Ok. Chúng ta tiếp tục.
Rất nhiều chuyên gia cũng hay đưa ra nhận định cổ phiếu đang vượt quá giá trị thật vì PE quá cao, hoặc thấp hơn giá trị thật khi PE quá thấp. Điều này thực sự là rất buồn cười.
Chữ P trong PE là Price (thị giá), còn chữ E là Earning (lợi nhuận). Trong kế toán, có lợi nhuận không có nghĩa là có tiền đâu, có khi ngược lại là khác. Chúng ta tiếp tục ví dụ từ Bảng 3 nhé.
Với bản tính mánh mung, tôi cố gắng xoay chuyển tình thế cho HAVILO. Với một đống máy XT thì chắc chắn tôi không thể vận hành chúng để sinh ra lợi nhuận được. Tôi liền lên Internet tìm đại một phần mềm mã nguồn mở nào đó, sửa lại một chút rồi biến nó thành phần mềm riêng của mình (dĩ nhiên là phải giấu đi xuất xứ mã nguồn mở của nó). Sau đó tôi đến kêu gọi sinh viên ở các trường Đại học mua phần mềm của tôi với điều khoản đặc biệt: cứ xài thoải mái, sau 1 năm mới trả tiền cũng được (trong kế toán gọi là credit cho khách hàng 1 năm mới thu tiền). Tôi hiểu rõ sinh viên thì làm gì có tiền mà trả cho mình, ngay cả mấy đứa sinh viên cũng biết điều đó, nhưng có sao, cứ xài thôi, đến hẹn thì quỵt luôn có sao.
Và thế là HAVILO có thêm 60 triệu đồng lợi nhuận, sinh viên có phần mềm để xài, còn tôi thì hứng khởi chuẩn bị nhìn giá cổ phiếu của HAVILO tăng lên. Tất cả mọi người đều vui vẻ ai về nhà nấy.
HAVILO có thêm 60 triệu đồng từ lợi nhuận, nhưng muốn có được số tiền mặt tương ứng thì phải đợi 1 năm nữa. Chẳng sao cả, những nhà đầu tư háo hức không cần phải đợi lâu đến vậy, họ bắt đầu tính:
Tổng lợi nhuận là 60 triệu. HAVILO phát hành 6 ngàn cổ phiếu.
Vậy mỗi cổ phiếu lãi 60 triệu / 6 ngàn = 10 ngàn đồng/cổ phiếu.
Thị giá ngày hôm nay của HAVILO là 50 ngàn đồng/cổ phiếu.
Suy ra: PE = 50 ngàn/10 ngàn = 5
BÀ CON ƠI! MUA CỔ PHIẾU SIÊU RẺ ĐÊ!!!!!
PE của HAVILO chỉ có 5, trong khi trung bình thị trường hiện nay là 40. Giá sổ sách của HAVILO đến 260 ngàn, trong khi thị giá chỉ có 50 ngàn. Còn dại gì mà không mua?
Nếu bạn mua HAVILO, bạn và những cổ đông khác sẽ phải gánh số nợ 40 triệu khi HAVILO phá sản. Ồ, hy vọng rằng sang năm sau bạn sẽ tìm lại được những sinh viên kia để đòi thanh toán lại tiền sử dụng phần mềm nhé! Chúc may mắn! Còn tôi thì ôm số tiền nhờ bán cổ phiếu HAVILO cho bạn để đi chơi đảo Tuần Châu đây.
Dĩ nhiên có ví dụ trên là vì giám đốc lừa đảo. Nhưng ngay cả giám đốc thành thật, thì chỉ dựa vào duy nhất chỉ số PE cũng không nói lên được giá trị thực tế của doanh nghiệp:
- lợi nhuận trong năm nay có thể cao vì đột biến. Ví dụ công ty T sản xuất mì ăn liền với lợi nhuận èo uột qua bao nhiêu năm, do đó thị giá cổ phiếu T cũng rất thấp. Đột nhiên năm nay có thiên tai lớn, ban lãnh đạo của T đục nước béo cò bán mì ăn liền cho nhân dân gặp nạn với giá cắt cổ. Lợi nhuận trong năm nay sẽ cao đột biến, nhưng đến năm sau thì chắc chắn sẽ có vấn đề lớn, thậm chí muốn duy trì lợi nhuận như xưa cũng đã khó rồi. Vì vậy, bạn phải xem xét PE qua nhiều năm.
Phải xét đến yếu tố tăng trưởng. Công ty A có PE=50 so với công ty B có PE=10 thì thế nào? Bạn nghĩ rằng B hấp dẫn hơn? Hãy nhìn về tương lai. Nếu A tăng trưởng 50%/năm, trong khi B tăng trưởng -5%/năm (nghĩa là lợi nhuận trong tương lai sẽ càng ngày càng kém) thì công ty A mới đáng để đầu tư. Muốn biết tình hình tương lai của một công ty trên thực tế không phải quá khó. Cứ tập trung vào công ty nào mà bạn hiểu rõ. Chẳng hạn, nếu bạn là dân IT thì một công ty chỉ sản xuất dĩa mềm với PE=5 có hấp dẫn không? Dĩ nhiên là không, vì chỉ vài năm nữa thôi là nó sẽ đóng cửa.
Ngộ nhận 5: Chỉ chuyên gia mới có thể phân tích giá trị
Chuyên gia ở đây là ai? Đó là những người làm trong các quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty chứng khoán, ngân hàng, giáo sự đại học,...
Bạn nghĩ rằng chỉ những người đó mới có thể phân tích tài chính, phân tích công ty,... Còn mình thì đâu có lợi thế bằng họ.
Bạn nghĩ gì về những ví dụ đã nêu ở Ngộ nhận 2, 3, 4? Có phải đó là lỗi do kế toán, kiểm tốt không chính xác, lừa lọc? Thông tin không minh bạch?
Chẳng có lỗi gì ở đây cả. Hầu hết các ví dụ đó để hợp lệ về mặt kế toán và kiểm toán. Gọi máy vi tính XT là tài sản là hoàn toàn đúng đắn. Chẳng có cơ chế dù minh bạch cỡ nào có thể giúp bạn tìm ra những “sơ hở” đó cả. Chính bạn, nhà đầu tư, phải tự thực hiện điều đó.
Vậy những “chuyên gia” đó có lợi thế gì khi tìm ra những “sơ hở” đó? Chẳng có lợi thế nào hết. Ngược lại, chính họ mới bị bất lợi. Peter Lynch, người được xem là nhà quản lý quỹ xuất sắc nhất nước Mỹ, có viết trong cuốn sách “One up on Wall Street” rằng: bất kỳ người bình thường nào, nếu biết tận dụng những gì mình hiểu rõ, đều có thể đánh bại các chuyên gia ở Wall Street. Khi nào có thời gian tôi sẽ tóm tắt lại nội dung cuốn sách này.
Cách dễ nhất để đánh bại hầu hết chuyên gia là dựa vào Index Fund (đã nói ở bài trước). Điều này đã được chứng minh bởi lý luận của giới nghiên cứu lẫn kết quả thực tế từ ngành tài chính.
Cách thứ hai là tận dụng cái bạn đã biết sẵn. Hãy tưởng tượng, nếu một chuyên gia chỉ biết ngồi đọc các bản báo cáo tài chính, liệu ông ta có thể định giá chính xác doanh nghiệp đó không? Những phần trên của bài viết đã cho câu trả lời.
Phân tích tài chính chỉ là một phần của phân tích giá trị doanh nghiệp, nhưng chưa đủ. Phần còn lại, bạn phải tìm hiểu thực tế về tình hình kinh doanh, sản phẩm, khách hàng, thị trường, triển vọng của doanh nghiệp đó.
Hãy lấy tôi làm ví dụ. Chuyên môn của tôi là viết phần mềm. Chuyên môn của anh A nào đó là tài chính. Vậy ai có lợi thế hơn khi phân tích giá trị?
Trả lời: chính là tôi. Bởi vì trước tiên tôi sẽ chỉ tập trung phân tích những công ty mà tôi hiểu rõ. Tôi có thể dùng chuyên môn của mình để phân tích các công ty sản xuất phần mềm, khi có kinh nghiệm thì tôi có thể phân tích các công ty có ứng dụng phần mềm mạnh mẽ để phục vụ kinh doanh sản xuất.
Chuyên môn phần mềm chính là cái vốn quý nhất của tôi. Anh A không thể nào có nó trong một sớm một chiều được. Mà nếu không hiểu rõ về ngành phần mềm thì làm sao phân tích được các công ty đó? Đối với những người không có chuyên môn thì họ rất dễ nghĩ rằng máy XT và Core2duo đều có giá trị như nhau.
Có chuyên môn phần mềm rồi, muốn học thêm cơ bản về tài chính để biết cách đầu tư thì dễ hơn rất nhiều so với cách làm ngược lại. Chẳng hạn, tôi thấy nhiều người sau khi nghỉ làm IT, chỉ mất vài tháng, thậm chí là có thể vào làm việc ngay trong ngành tài chính, ngân hàng (làm chuyên viên phân tích, tư vấn hẳn hoi), mặc dù trước đó chưa hề có chuyên môn và kinh nghiệm gì trong lĩnh vực mới. Ngược lại, tôi chưa bao giờ thấy ai từ ngành tài chính, nghỉ làm, rồi chỉ trong vài tháng ngắn ngủi đi học cấp tốc có thể vào làm phần mềm được.
Dĩ nhiên tôi không có ý so sánh và hạ thấp ngành nào cả. Ý của tôi rất đơn giản: hãy sử dụng thế mạnh sẵn có của bạn để chiến thắng. Nếu còn thiếu điều gì đó thì hãy tìm cách nào tốt nhất để bổ sung hay khỏa lấp. Đừng đánh mất thế mạnh của mình để nhắm mắt lao vào lĩnh vực mà bạn không có khả năng dành thắng lợi, chỉ vì nghe đồn rằng người nào đó giỏi lắm và có ưu thế hơn.
Vừa rồi tôi có nghe tin nhiều chú Hai Lúa ở ĐBSCL trúng đậm nhờ nuôi cá, đem tiền đi mua xe hơi đời mới. Cầm số tiền còn dư, các chú quyết tâm lên Sài Gòn săn lùng cổ phiếu của công ty trong lĩnh vực giàn khoan, công nghệ, ngân hàng, dược phẩm...
Ở hướng ngược lại, rất nhiều nhân viên trong các công ty công nghệ, ngân hàng... đang đổ xô về ĐBSCL săn lùng cổ phiếu của các công ty xuất khẩu thủy sản mới vì giá còn rất thấp (vì cách công ty thủy sản trên sàn giá đã cao).
Lẽ ra các chú Hai Lúa nhà ta, nếu thực sự tự mình muốn đầu tư thì nên bỏ thời gian ra phân tích tình hình kinh doanh của các công ty thủy sản quanh mình.
Trao đổi kiến thức lấy phở
Tôi đang thèm ăn phở (nghĩa đen, không phải nghĩa bóng). Đúng là người Việt Nam mà lâu ngày không ăn phở thì trong người thấy hỏng hóc thế nào ấy.
Tôi cũng còn rất nhiều điều thú vị để nói về chứng khoán, về đầu tư, về kiếm tiền... Hay là khi nào về Việt Nam tôi sẽ mở lớp dạy chứng khoán kiểu Lê Nam (đơn giản, dễ hiểu, thẳng thắn, và hài hước)? Tôi sẽ ưu tiên lớp có số lượng đông học viên.
Học phí sẽ là 1 tô phở/1 học viên/1 buổi học. Chú ý: không nhận tiền mặt, chỉ nhận phở không có formol.
Có ai muốn tham gia không vậy? Đem cho tôi một tô phở đi.
HẾT
Mục lục:
Ở phần cuối cùng, tôi sẽ trình bày một số sai lầm thường thấy trong suy nghĩ của mọi người về thị giá và giá trị của cổ phiếu.
Những suy nghĩ rất buồn cười về giá trị cổ phiếu ở Việt Nam
Hằng ngày, khi đọc báo, theo dõi diễn đàn trên mạng, nghe những người xung quanh nói chuyện về chứng khoán, tôi không khỏi thấy buồn cười về một số ngộ nhận liên quan đến thị giá và giá trị của cổ phiếu. Ở đây tôi xin nêu ra một số trường hợp vui nhất.
Ngộ nhận 1: giá trị không có ý nghĩa gì hết Phần trước tôi đã nói sơ về ngộ nhận này, bây giờ xin lấy ví dụ hài hước nhất mà tôi từng được biết.
Khi mua một món hàng nào đó, người Việt mình sẽ ào vào mua nếu như thị giá nó đột ngột giảm (chẳng hạn như nhờ khuyến mãi), ngoài ra không cần tìm hiểu gì thêm.
Nhưng đối với cổ phiếu (và đô la, vàng) thì hơi khác. Đầu tiên, mọi người sẽ lao vào mua khi thị giá nó tăng (chẳng phải đồng nghiệp của bạn từng thúc giục bạn nhanh nhanh mua cổ phiếu vì giá cổ phiếu đang lên đó sao?). Đến khi phần lớn cổ phiếu đã có giá cao và khó mua, mọi người sẽ lao đi tìm mua những cổ phiếu mới (thường là trên thị trường OTC) có giá còn thấp. Ngoài ra không cần tìm hiểu gì thêm. Cứ có ai nhanh chân mua trước thì được gọi là nhà đầu tư lão luyện.Ngộ nhận 1: giá trị không có ý nghĩa gì hết Phần trước tôi đã nói sơ về ngộ nhận này, bây giờ xin lấy ví dụ hài hước nhất mà tôi từng được biết.
Ví dụ tiêu biểu nhất cho trường hợp một (giá cao) là cổ phiếu PVD, cho trường hợp hai (giá thấp) là BBT.
Để hiểu điều hài hước ở 2 cổ phiếu này, trước tiên bạn cần biết về chỉ số PE. Chỉ số PE của một cổ phiếu chính là tỉ số giữa thị giá và lợi nhuận của công ty phát hành cổ phiếu trong 1 năm. Ví dụ, trong năm vừa qua công ty X thu được lợi nhuận là 1 ngàn đồng trên mỗi cổ phiếu, hiện nay trên thị trường thì cổ phiếu X có thị giá là 12 ngàn đồng, khi đó ta nói PE của X là 12 (=12 ngàn/1 ngàn).
Hay nói cách khác, bạn bỏ ra 12 đồng để có được 1 đồng lợi nhuận mỗi năm khi sở hữu cổ phiếu X. Nếu công ty X vẫn giữ vững tốc độ lợi nhuận như hiện nay, thì sau 12 năm xem như bạn thu hồi lại được số tiền ban đầu.
Cổ phiếu PVD từng có thời điểm có PE=328. Tôi không thể nào hiểu nổi tại sao lại có người chịu bỏ tiền ra mua cổ phiếu có PE=328. Ngay cả cổ phiếu của Google, dù được rất nhiều người săn đón và nhiều người đánh giá rằng đã bị kỳ vọng quá cao, cũng chỉ có PE khoảng 60. Nếu bạn mua PVD với PE=328, và nếu vẫn giữ mức lợi nhuận hằng năm như hiện nay, PVD cần kinh doanh khoảng 328 năm nữa để bạn có thể xem như gỡ lại vốn. Ba trăm hai mươi tám năm! Nếu bạn chưa thể hình dung nổi nó dài thế nào, thì cứ nghĩ thế này: cách đây 328 năm thì ngay cả đất Sài Gòn cũng chưa được hình thành!
Còn BBT (Bông Bạch Tuyết) thì sao? Cách đây gần một năm, thị giá của BBT chỉ có khoảng mười mấy ngàn đồng. Bạn thấy rẻ quá rồi phải không? Nhưng nếu đem lợi nhuận còm cõi của BBT mà đem chia cho thị giá đó, thì PE của BBT ở mức trên 100. Vâng, cần trên 100 năm để BBT gỡ lại vốn cho bạn.
Chỉ có cách duy nhất lý giải cho mức PE > 100 một cách hợp lý là về lâu dài lợi nhuận của BBT phải tăng trưởng mạnh mẽ hơn hiện tại. Khi đó quãng thời gian 100 năm có thể chỉ còn rút xuống còn 10-20 năm (lúc đó thị giá của BBT chắc chắn sẽ cao hơn). Làm thế nào BBT tăng lợi nhuận mạnh mẽ? Bằng cách bán nhiều băng vệ sinh hơn? Để tìm hiểu khả năng đó, thay vì bỏ hết thời gian đọc các bản báo cáo tài chính, bạn nên dành ít thời gian quý báu chạy đến các siêu thị, cửa hàng tạp hóa ở Sài Gòn. Thử đếm xem bạn tìm được bao nhiêu điểm bán sản phẩm của BBT. Theo tôi được biết thì băng vệ sinh của BBT ngày càng trôi dạt ra xa Sài Gòn, muốn tìm thấy thì phải đến các điểm bán ở tỉnh khác. Cứ mỗi năm thì chúng lại trôi dạt ra xa hơn, và ít điểm bán hơn. Tôi đoán rằng những người mua BBT (mua cổ phiếu, chứ không phải mua băng vệ sinh) khi PE>100 đều là những người đàn ông khờ khạo. Phần lớn phụ nữ ở Sài Gòn đều không mua cả cổ phiếu lẫn băng vệ sinh của BBT.
Ngộ nhận 2: Mệnh giá chính là giá trị của cổ phiếu
Rất nhiều báo chí thường hay đựa tin về chứng khoán như sau:
“Cổ phiếu X (mệnh giá 10 ngàn đông/cổ phiếu) hiện nay đã có thị giá là 200,000 đồng/cổ phiếu, tức là gấp 20 mệnh giá. Ông Z, chuyên gia chứng khoán của công ty Y. cho rằng thị giá của X đã vượt quá giá trị thực. Nhà đầu tư nên cẩn thận...”
Đọc xong đúng là tôi thấy mình cần phải cẩn thận. Nhưng không phải cẩn thận với cổ phiếu X, mà là cẩn thận với ông Z gì đó. Theo như cách nói của ông Z thì mệnh giá chính là giá trị của cổ phiếu, có phải vậy không?
Tôi sẽ lấy một ví dụ đơn giản. Giả sử hồi đầu năm tôi thành lập công ty cổ phần HAVILO (Hột Vịt Lộn) với số vốn 100 triệu đồng. Để có được số tiền đó, tôi vay ngân hàng 40 triệu, đồng thời huy động từ người quen được 60 triệu đồng còn lại bằng hình thức phát hành 6,000 cổ phiếu với mệnh giá 10,000 đồng (60 triệu = 6,000 x 10,000). Giả sử những cổ đông đó đồng ý gốp vốn đúng bằng mệnh giá.
Như vậy ở thời điểm thành lập bản cân đối kế toán của HAVILO như sau:
Tài sản
100
+ Tiền mặt
100
Nợ phải trả
40
+ Vay ngân hàng
40
Vốn chủ sở hữu
60
+ Vốn đầu tư
60
Bảng 1 (Đơn vị: 1 triệu đồng)
Rất dễ hiểu phải không: Tài sản = Nợ + Vốn.
Vì bản tính rất lười biếng, tôi quyết định không dùng 100 triệu tiền mặt kinh doanh gì cả, mà đem hết đi mua cổ phiếu SJS lúc nó có thị giá là 100,000 đồng/cổ phiếu. May mắn thay, chỉ vài tháng sau thị giá của SJS tăng lên 1,600,000 đồng/cổ phiếu (đã điều chỉnh sau khi chia tách), và tôi bán hết cổ phiếu SJS của mình. Như vậy 100 triệu ban đầu của tôi đã biến thành 1.6 tỉ, tức là tôi kiếm lời được thêm 1.5 tỉ. Giả sử như công ty HAVILO được ưu đãi không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm nay.
Khi đó cân đối kế toán của HAVILO sẽ là thế này:
Tài sản
1600
+ Tiền mặt
1600
Nợ phải trả
40
+ Vay ngân hàng
40
Vốn chủ sở hữu
1560
+ Vốn đầu tư
60
+ Lợi nhuận giữ lại
1500
Bảng 2 (Đơn vị: 1 triệu đồng)
Bây giờ tôi đố bạn: Mệnh giá của HAVILO bây giờ là bao nhiêu?
Trả lời: vẫn là 10 ngàn đồng/ cổ phiếu (vì Vốn đầu tư vẫn là 60 triệu).
Câu hỏi kế tiếp: Tôi muốn bán cổ phiếu HAVILO cho bạn với giá 50 ngàn đồng/cổ phiếu (gấp 5 lần mệnh giá), bạn có mua không?
Lẽ dĩ nhiên bạn sẽ mua ngay vì cái giá 50 ngàn là quá hời. Với 1,6 tỉ tiền mặt, cho dù HAVILO có phải ngừng kinh doanh ngay lập tức, trả 40 triệu tiền nợ, thì nó vẫn còn đến hơn 1,5 tỉ để trả lại cho các cổ đông. Nghĩa là mỗi cổ phiếu của HAVILO sẽ là 1.56 tỉ / 6,000 cổ phiếu = 260 ngàn đồng.
Bỏ ra 50 ngàn đồng để sở hữu 260 ngàn đồng tiền mặt, đối với người bình thường thì đó là vụ đầu tư quá hời, nhưng đối với ông Z gì đó thì không hẳn vậy!
Mệnh giá của cổ phiếu đơn giản chỉ là một con số được ấn định lúc góp vốn hoặc phát hành cổ phiếu ra bên ngoài. Theo thời gian, mệnh giá sẽ khác hẳn so với tình hình thực tế về tài sản và lợi nhuận của công ty đó. Thị giá cao gấp 20 lần mệnh giá không có nghĩa là đắt, mà thị giá chỉ còn bằng 1/10 mệnh giá cũng không có nghĩa là rẻ.
Nếu muốn hiểu rõ hơn giá trị của một công ty, bạn phải nhìn vào cân đối kế toán. Chỉ một con số mệnh giá không thể nói lên được điều gì cả.
Ngộ nhận 3: Giá sổ sách chính là giá trị của cổ phiếu
Trong kế toán, người ta tính giá sổ sách (Book value – BV) bằng cách:
BV = Vốn chủ sở hữu / số cổ phiếu phát hành
Áp dụng cho bảng 2:
BV = 1.560 tỉ / 6,000 cổ phiếu = 260,000 đồng
Sau phần trình bày ở Ngộ nhận 2, có thể bạn cũng nảy ra ý nghĩ: nếu thị giá thấp hơn so với BV thì có phải cổ phiếu đang rẻ không? Rất nhiều người phân tích giá trị cũng mắc phải sai lầm đó. Thực tế thì BV cũng như mệnh giá, chẳng thể nói lên điều gì về giá trị thực của cổ phiếu cả.
Trong ví dụ ở Bảng 2 thì đúng là khoản đầu tư rất hời, nhưng có trường hợp hoàn toàn ngược lại. Hãy xem ví dụ sau.
Khi đã có 1.6 tỉ tiền mặt, tôi quyết định làm một cú đầu tư điên rồ: chạy ra chợ Nhật Tảo mua vô số máy vi tính siêu cũ (máy XT, màn hình 2 màu đen-xanh, không ổ cứng... chẳng hạn). Vâng, tôi thích chơi ngông như vậy đó. Sau khi mua thì tôi chỉ còn lại 10 triệu đồng tiền mặt.
Cân đối kế toán của HAVILO lúc này sẽ như sau:
Tài sản
1.600
+ Tiền mặt
10
+ Máy móc thiết bị
1.590
Nợ phải trả
40
+ Vay ngân hàng
40
Vốn chủ sở hữu
1.560
+ Vốn đầu tư
60
+ Lợi nhuận giữ lại
1.500
Bảng 3 (Đơn vị: 1 triệu đồng)
Lúc này, nợ và vốn chủ sở hữu không hề thay đổi, chỉ có điều cơ cấu tài sản đã có sự khác biệt. Tài sản được chia ra làm 2 phần: tiền mặt 10 triệu và phần “máy móc thiết bị” là 1,590 triệu.
PV vẫn là 260 ngàn đồng. Nhưng trong mỗi 260 ngàn đồng, phần lớn đã đi vào cái khoản “máy móc thiết bị” hết rồi. Bạn thấy đấy, nếu nhắm mắt dựa vào BV, bạn sẽ nhầm rằng máy cái máy vi tính đời XT là giá trị! Thực tế thì ai cũng biết, mấy cái máy XT đó có cho thì cũng chẳng ai thèm nhận về nhà cho chật chỗ.
Đó cũng là lý do vì sao người ta gọi BV là “giá trị trên sổ sách”. Trên sổ sách thì cái máy XT hay là Core2duo đời mới nhất đều có thể như nhau cả.
Và với chỉ 10 triệu đồng tiền mặt, HAVILO chắc chắn sẽ gặp rắc rồi lớn khi khoản nợ 40 triệu đến hạn phải trả. Nguy cơ phá sản là khó thể tránh khỏi. Nhưng ngay cả lúc đó, trên sổ sách thì giá trị của HAVILO vẫn là 260 ngàn đồng/cổ phiếu! Vẫn sẽ có người lao vào mua HAVILO vì thấy rằng cái giá trị sổ sách 260 ngàn là quá hấp dẫn. Dĩ nhiên là không có tôi trong đó! Trên thực tế thì giá trị của HAVILO là con số 0 tròn trĩnh, có cho không tôi cũng không thèm.
Nếu bạn dựa vào BV để định giá doanh nghiệp, bạn phải cất công tìm hiểu xem cái BV thực chất là gì. Nó là Core2duo hay là XT, nó là mảnh đất ngay trung tâm thành phố hay là một bãi bồi vô giá trị ngoài biển, nó là máy móc có thể giúp sinh ra nhiều đồng lợi nhuận hay là một cái máy xay tiền không thương tiếc. Muốn vậy, bạn phải trực tiếp đến tìm hiểu ở công ty; rủ nhân viên trong đó đi uống bia hơi; phỏng vấn đối tác, khách hàng, đối thủ cạnh tranh của công ty; thậm chí bạn có thể hack vào trong mạng nội bộ của công ty đó để moi thông tin (tôi nói đùa thôi, đừng dại mà làm vậy!).
Ngộ nhận 4: Chỉ số PE nói lên giá trị của cổ phiếu
Bạn còn nhớ chỉ số PE là gì chứ? Ok. Chúng ta tiếp tục.
Rất nhiều chuyên gia cũng hay đưa ra nhận định cổ phiếu đang vượt quá giá trị thật vì PE quá cao, hoặc thấp hơn giá trị thật khi PE quá thấp. Điều này thực sự là rất buồn cười.
Chữ P trong PE là Price (thị giá), còn chữ E là Earning (lợi nhuận). Trong kế toán, có lợi nhuận không có nghĩa là có tiền đâu, có khi ngược lại là khác. Chúng ta tiếp tục ví dụ từ Bảng 3 nhé.
Với bản tính mánh mung, tôi cố gắng xoay chuyển tình thế cho HAVILO. Với một đống máy XT thì chắc chắn tôi không thể vận hành chúng để sinh ra lợi nhuận được. Tôi liền lên Internet tìm đại một phần mềm mã nguồn mở nào đó, sửa lại một chút rồi biến nó thành phần mềm riêng của mình (dĩ nhiên là phải giấu đi xuất xứ mã nguồn mở của nó). Sau đó tôi đến kêu gọi sinh viên ở các trường Đại học mua phần mềm của tôi với điều khoản đặc biệt: cứ xài thoải mái, sau 1 năm mới trả tiền cũng được (trong kế toán gọi là credit cho khách hàng 1 năm mới thu tiền). Tôi hiểu rõ sinh viên thì làm gì có tiền mà trả cho mình, ngay cả mấy đứa sinh viên cũng biết điều đó, nhưng có sao, cứ xài thôi, đến hẹn thì quỵt luôn có sao.
Và thế là HAVILO có thêm 60 triệu đồng lợi nhuận, sinh viên có phần mềm để xài, còn tôi thì hứng khởi chuẩn bị nhìn giá cổ phiếu của HAVILO tăng lên. Tất cả mọi người đều vui vẻ ai về nhà nấy.
HAVILO có thêm 60 triệu đồng từ lợi nhuận, nhưng muốn có được số tiền mặt tương ứng thì phải đợi 1 năm nữa. Chẳng sao cả, những nhà đầu tư háo hức không cần phải đợi lâu đến vậy, họ bắt đầu tính:
Tổng lợi nhuận là 60 triệu. HAVILO phát hành 6 ngàn cổ phiếu.
Vậy mỗi cổ phiếu lãi 60 triệu / 6 ngàn = 10 ngàn đồng/cổ phiếu.
Thị giá ngày hôm nay của HAVILO là 50 ngàn đồng/cổ phiếu.
Suy ra: PE = 50 ngàn/10 ngàn = 5
BÀ CON ƠI! MUA CỔ PHIẾU SIÊU RẺ ĐÊ!!!!!
PE của HAVILO chỉ có 5, trong khi trung bình thị trường hiện nay là 40. Giá sổ sách của HAVILO đến 260 ngàn, trong khi thị giá chỉ có 50 ngàn. Còn dại gì mà không mua?
Nếu bạn mua HAVILO, bạn và những cổ đông khác sẽ phải gánh số nợ 40 triệu khi HAVILO phá sản. Ồ, hy vọng rằng sang năm sau bạn sẽ tìm lại được những sinh viên kia để đòi thanh toán lại tiền sử dụng phần mềm nhé! Chúc may mắn! Còn tôi thì ôm số tiền nhờ bán cổ phiếu HAVILO cho bạn để đi chơi đảo Tuần Châu đây.
Dĩ nhiên có ví dụ trên là vì giám đốc lừa đảo. Nhưng ngay cả giám đốc thành thật, thì chỉ dựa vào duy nhất chỉ số PE cũng không nói lên được giá trị thực tế của doanh nghiệp:
- lợi nhuận trong năm nay có thể cao vì đột biến. Ví dụ công ty T sản xuất mì ăn liền với lợi nhuận èo uột qua bao nhiêu năm, do đó thị giá cổ phiếu T cũng rất thấp. Đột nhiên năm nay có thiên tai lớn, ban lãnh đạo của T đục nước béo cò bán mì ăn liền cho nhân dân gặp nạn với giá cắt cổ. Lợi nhuận trong năm nay sẽ cao đột biến, nhưng đến năm sau thì chắc chắn sẽ có vấn đề lớn, thậm chí muốn duy trì lợi nhuận như xưa cũng đã khó rồi. Vì vậy, bạn phải xem xét PE qua nhiều năm.
Phải xét đến yếu tố tăng trưởng. Công ty A có PE=50 so với công ty B có PE=10 thì thế nào? Bạn nghĩ rằng B hấp dẫn hơn? Hãy nhìn về tương lai. Nếu A tăng trưởng 50%/năm, trong khi B tăng trưởng -5%/năm (nghĩa là lợi nhuận trong tương lai sẽ càng ngày càng kém) thì công ty A mới đáng để đầu tư. Muốn biết tình hình tương lai của một công ty trên thực tế không phải quá khó. Cứ tập trung vào công ty nào mà bạn hiểu rõ. Chẳng hạn, nếu bạn là dân IT thì một công ty chỉ sản xuất dĩa mềm với PE=5 có hấp dẫn không? Dĩ nhiên là không, vì chỉ vài năm nữa thôi là nó sẽ đóng cửa.
Ngộ nhận 5: Chỉ chuyên gia mới có thể phân tích giá trị
Chuyên gia ở đây là ai? Đó là những người làm trong các quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty chứng khoán, ngân hàng, giáo sự đại học,...
Bạn nghĩ rằng chỉ những người đó mới có thể phân tích tài chính, phân tích công ty,... Còn mình thì đâu có lợi thế bằng họ.
Bạn nghĩ gì về những ví dụ đã nêu ở Ngộ nhận 2, 3, 4? Có phải đó là lỗi do kế toán, kiểm tốt không chính xác, lừa lọc? Thông tin không minh bạch?
Chẳng có lỗi gì ở đây cả. Hầu hết các ví dụ đó để hợp lệ về mặt kế toán và kiểm toán. Gọi máy vi tính XT là tài sản là hoàn toàn đúng đắn. Chẳng có cơ chế dù minh bạch cỡ nào có thể giúp bạn tìm ra những “sơ hở” đó cả. Chính bạn, nhà đầu tư, phải tự thực hiện điều đó.
Vậy những “chuyên gia” đó có lợi thế gì khi tìm ra những “sơ hở” đó? Chẳng có lợi thế nào hết. Ngược lại, chính họ mới bị bất lợi. Peter Lynch, người được xem là nhà quản lý quỹ xuất sắc nhất nước Mỹ, có viết trong cuốn sách “One up on Wall Street” rằng: bất kỳ người bình thường nào, nếu biết tận dụng những gì mình hiểu rõ, đều có thể đánh bại các chuyên gia ở Wall Street. Khi nào có thời gian tôi sẽ tóm tắt lại nội dung cuốn sách này.
Cách dễ nhất để đánh bại hầu hết chuyên gia là dựa vào Index Fund (đã nói ở bài trước). Điều này đã được chứng minh bởi lý luận của giới nghiên cứu lẫn kết quả thực tế từ ngành tài chính.
Cách thứ hai là tận dụng cái bạn đã biết sẵn. Hãy tưởng tượng, nếu một chuyên gia chỉ biết ngồi đọc các bản báo cáo tài chính, liệu ông ta có thể định giá chính xác doanh nghiệp đó không? Những phần trên của bài viết đã cho câu trả lời.
Phân tích tài chính chỉ là một phần của phân tích giá trị doanh nghiệp, nhưng chưa đủ. Phần còn lại, bạn phải tìm hiểu thực tế về tình hình kinh doanh, sản phẩm, khách hàng, thị trường, triển vọng của doanh nghiệp đó.
Hãy lấy tôi làm ví dụ. Chuyên môn của tôi là viết phần mềm. Chuyên môn của anh A nào đó là tài chính. Vậy ai có lợi thế hơn khi phân tích giá trị?
Trả lời: chính là tôi. Bởi vì trước tiên tôi sẽ chỉ tập trung phân tích những công ty mà tôi hiểu rõ. Tôi có thể dùng chuyên môn của mình để phân tích các công ty sản xuất phần mềm, khi có kinh nghiệm thì tôi có thể phân tích các công ty có ứng dụng phần mềm mạnh mẽ để phục vụ kinh doanh sản xuất.
Chuyên môn phần mềm chính là cái vốn quý nhất của tôi. Anh A không thể nào có nó trong một sớm một chiều được. Mà nếu không hiểu rõ về ngành phần mềm thì làm sao phân tích được các công ty đó? Đối với những người không có chuyên môn thì họ rất dễ nghĩ rằng máy XT và Core2duo đều có giá trị như nhau.
Có chuyên môn phần mềm rồi, muốn học thêm cơ bản về tài chính để biết cách đầu tư thì dễ hơn rất nhiều so với cách làm ngược lại. Chẳng hạn, tôi thấy nhiều người sau khi nghỉ làm IT, chỉ mất vài tháng, thậm chí là có thể vào làm việc ngay trong ngành tài chính, ngân hàng (làm chuyên viên phân tích, tư vấn hẳn hoi), mặc dù trước đó chưa hề có chuyên môn và kinh nghiệm gì trong lĩnh vực mới. Ngược lại, tôi chưa bao giờ thấy ai từ ngành tài chính, nghỉ làm, rồi chỉ trong vài tháng ngắn ngủi đi học cấp tốc có thể vào làm phần mềm được.
Dĩ nhiên tôi không có ý so sánh và hạ thấp ngành nào cả. Ý của tôi rất đơn giản: hãy sử dụng thế mạnh sẵn có của bạn để chiến thắng. Nếu còn thiếu điều gì đó thì hãy tìm cách nào tốt nhất để bổ sung hay khỏa lấp. Đừng đánh mất thế mạnh của mình để nhắm mắt lao vào lĩnh vực mà bạn không có khả năng dành thắng lợi, chỉ vì nghe đồn rằng người nào đó giỏi lắm và có ưu thế hơn.
Vừa rồi tôi có nghe tin nhiều chú Hai Lúa ở ĐBSCL trúng đậm nhờ nuôi cá, đem tiền đi mua xe hơi đời mới. Cầm số tiền còn dư, các chú quyết tâm lên Sài Gòn săn lùng cổ phiếu của công ty trong lĩnh vực giàn khoan, công nghệ, ngân hàng, dược phẩm...
Ở hướng ngược lại, rất nhiều nhân viên trong các công ty công nghệ, ngân hàng... đang đổ xô về ĐBSCL săn lùng cổ phiếu của các công ty xuất khẩu thủy sản mới vì giá còn rất thấp (vì cách công ty thủy sản trên sàn giá đã cao).
Lẽ ra các chú Hai Lúa nhà ta, nếu thực sự tự mình muốn đầu tư thì nên bỏ thời gian ra phân tích tình hình kinh doanh của các công ty thủy sản quanh mình.
Trao đổi kiến thức lấy phở
Tôi đang thèm ăn phở (nghĩa đen, không phải nghĩa bóng). Đúng là người Việt Nam mà lâu ngày không ăn phở thì trong người thấy hỏng hóc thế nào ấy.
Tôi cũng còn rất nhiều điều thú vị để nói về chứng khoán, về đầu tư, về kiếm tiền... Hay là khi nào về Việt Nam tôi sẽ mở lớp dạy chứng khoán kiểu Lê Nam (đơn giản, dễ hiểu, thẳng thắn, và hài hước)? Tôi sẽ ưu tiên lớp có số lượng đông học viên.
Học phí sẽ là 1 tô phở/1 học viên/1 buổi học. Chú ý: không nhận tiền mặt, chỉ nhận phở không có formol.
Có ai muốn tham gia không vậy? Đem cho tôi một tô phở đi.
HẾT
Mục lục: